Thế giới

Ấn Độ tăng tốc đàm phán mua bán máy bay Rafale của Pháp

ClockThứ Năm, 14/01/2016 09:54
TTH.VN - Theo tin từ Reuters sáng nay (14/1), Chính phủ Ấn Độ đang tăng tốc các cuộc đàm phán về việc mở rộng một thỏa thuận mua 36 máy bay chiến đấu Rafale của Pháp với tổng trị giá lên đến 9 tỷ USD.

Tổng thống Pháp Francois Hollande (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc tháng 11/2015. Ảnh: Reuters 

Hai quốc gia đã đàm phán trong nhiều tháng khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi công bố kế hoạch mua 36 máy bay chiến đấu Rafale trực tiếp từ Chính phủ Pháp sau sự sụp đổ của một thỏa thuận thương mại lớn với Tập đoàn sản xuất tiêm kích Rafale Dassault Aviation.

Các cuộc đàm phán đang được tăng tốc trong những tuần gần đây trước chuyến thăm Ấn Độ của Tổng thống Pháp Francois Hollande vào ngày 25-27/1 tới, một nguồn tin thân cận với các cuộc đàm phán cho biết. Cũng theo nguồn tin này, “thỏa thuận dự kiến được ký kết vào cuối tháng 1 và cũng sẽ tăng số lượng mua bán các máy bay phản lực”.

Chính phủ Ấn Độ cho hay, thỏa thuận mua tiêm kích Rafale đã được hoàn thành về mặt chính trị, mở đường cho chuyến thăm của ông Hollande, mặc dù trước đó những nỗ lực lâu dài của New Delhi trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân cho thấy không ít dấu hiệu chậm trễ.

Theo nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Ấn Độ, tổng giá trị của 36 máy bay phản lực chiến đấu là 610 tỷ rupee (tương đương 9,1 tỷ USD).

Quyết định mua thêm máy bay của Ấn Độ có thể tạo lợi thế cho Pháp trước Mỹ và các đối thủ sản xuất vũ khí ở châu Âu trong một thị trường bán vũ khí béo bở Ấn Độ. Quyết định này cũng phần nào xoa dịu những lo ngại về quân sự của New Delhi liên quan đến sức mạnh của lực lượng không quân lão hóa của nước này.

Trước đó, các quan chức Quân đội Ấn Độ đã cảnh báo không lực của họ có nguy cơ đối diện với một khoảng cách năng lực lớn so với Trung Quốc và Pakistan do không có máy bay chiến đấu hiện đại ở khu vực phía tây.

Hồi tháng 10/2015, Chính phủ Ấn Độ từ chối yêu cầu của Quân đội nước này về việc tăng số lượng máy bay chiến đấu lên 36 chiếc, nhằm lấp đầy lỗ hổng quan trọng trong lực lượng không quân.

Thanh Ngân (lược dịch từ Reuters & Indiatimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top