Thế giới

Ấn Độ và Việt Nam là điểm đến ưa thích của các công ty Mỹ

ClockThứ Năm, 25/01/2024 13:51
TTH.VN - Một cuộc khảo sát của nhà nghiên cứu thị trường OnePoll đối với 500 nhà điều hành doanh nghiệp Mỹ cho thấy 61% các nhà quản lý sẽ chọn Ấn Độ thay vì Trung Quốc nếu cả hai có thể sản xuất cùng một vật liệu.

Ấn Độ vượt Hong Kong trở thành thị trường chứng khoán lớn thứ tư thế giớiThúc đẩy chuỗi cung ứng khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Cùng với Ấn Độ, Việt Nam cũng là lựa chọn ưa thích của các nhà đầu tư. Ảnh minh họa: TTXVN 

Theo khảo sát, 59% số người được hỏi cho rằng có phần rủi ro, hoặc rất rủi ro đối với nguồn nguyên vật liệu từ Trung Quốc, so với chỉ 39% số người bày tỏ lo ngại này đối với Ấn Độ.

Ông Samir N. Kapadia, Trưởng bộ phận giao dịch thuộc Công ty tư vấn quan hệ chính phủ Vogel Group cho biết các công ty đang coi Ấn Độ là một chiến lược đầu tư dài hạn để tránh các vấn đề về thuế quan.

Dẫn đầu bởi Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Narendra Modi, mối quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ đang ngày càng ấm lên, với chính sách “friendshoring” (chuyển sản xuất đến các quốc gia được coi là an toàn về mặt chính trị và kinh tế hoặc có rủi ro thấp, để tránh sự gián đoạn trong hoạt động kinh doanh) nhằm khuyến khích các công ty Mỹ đa dạng hóa khỏi Trung Quốc cũng đã biến Ấn Độ thành một sự thay thế hấp dẫn.

Mối quan hệ Mỹ-Ấn cũng đã đánh dấu một chương mới với chuyến thăm cấp Nhà nước của Thủ tướng Ấn Độ Modi đến Nhà Trắng vào tháng 6/2023, khi một loạt các giao dịch hợp tác lớn trong đa dạng hóa quốc phòng, công nghệ và chuỗi cung ứng đã được ký kết.

Gần đây, Ấn Độ cũng chứng kiến một loạt các thông báo về các khoản đầu tư đổ vào đất nước. Đầu tháng này, nhà sản xuất ô tô Maruti Suzuki tuyên bố sẽ đầu tư 4,2 tỷ USD để xây dựng nhà máy thứ hai trong nước. Nhà sản xuất ô tô điện Việt Nam Vinfast mới đây cũng cho biết sẽ chi khoảng 2 tỷ USD để thành lập một nhà máy tại Ấn Độ.

Vẫn còn rủi ro

Bên cạnh sự lạc quan, các công ty Mỹ vẫn thận trọng với khả năng chuỗi cung ứng của Ấn Độ.

Cuộc khảo sát cho thấy 55% số người được hỏi cho rằng việc đảm bảo chất lượng là một rủi ro ở mức trung bình mà họ có thể phải đối mặt nếu có các nhà máy ở Ấn Độ.

Hồi tháng 9/2023, Pegatron - nhà cung cấp của Apple, đã phải tạm thời ngừng hoạt động tại nhà máy ở khu vực Chengalpattu gần Chennai sau khi một đám cháy bùng phát. Bên cạnh đó, rủi ro giao hàng (48%) và trộm cắp IP (48%) cũng là những mối lo ngại cho các công ty Mỹ khi nghĩ đến Ấn Độ.

Thực tế, nhiều nhà phân tích đều cho rằng sẽ không thể chuyển đổi chuỗi cung ứng hoàn toàn khỏi Trung Quốc. “Trung Quốc sẽ luôn là nền tảng của chiến lược chuỗi cung ứng của Mỹ”, ông Kapadia nhận định.

Các khoản đầu tư vào Trung Quốc vẫn mạnh mẽ và đây vẫn là “sự lựa chọn thứ hai” của nhiều nhà đầu tư, ông Raymund Chao, đại diện cấp cao của PWC cho biết.

Việt Nam là lựa chọn tốt

Tương tự như Ấn Độ, Việt Nam cũng là lựa chọn ưa thích trong tâm trí của các nhà đầu tư khi áp dụng một chiến lược “Trung Quốc + 1”, CNBC nhận xét.

Sự lạc quan trên thị trường Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng hơn 14% các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm ngoái so với năm 2022.

Theo dữ liệu của LSEG, 29 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cam kết đổ vào Việt Nam từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2023.

Tuy nhiên, ông Kapadia cho rằng sẽ khó để Việt Nam đạt được những thành tựu như Ấn Độ khi đất nước đông dân nhất thế giới này có thể cung cấp một cơ sở khách hàng lớn hơn nhiều so với Việt Nam – một lợi thế mà nhiều doanh nghiệp rất chú trọng.

BẢO NGHI (Lược dịch từ CNBC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn thể thao Việt Nam sẵn sàng cho các cuộc tranh tài vượt qua chính mình

Sáng sớm 24/7 (giờ địa phương), chuyến bay mang số hiệu VN019 của hãng hàng không Vietnam Airlines đưa chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Charles de gaulle ở thủ đô Paris, Pháp. Lúc này bầu trời Paris vẫn còn nhiều sương mù, với cảnh vật xung quanh như còn chưa hoàn toàn tỉnh giấc sau một giấc ngủ say.

Đoàn thể thao Việt Nam sẵn sàng cho các cuộc tranh tài vượt qua chính mình
“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1: Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư

Xúc tiến đầu tư có vai trò cực kỳ quan trọng, góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư; hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt động sản xuất hàng hóa xuất khẩu... Với vị trí địa lý thuận lợi, chính sách thu hút đầu tư thông thoáng, cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội ngày càng hoàn thiện…, Thừa Thiên Huế đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

“Thiên thời, địa lợi, nhân hòa” trong thu hút đầu tư - Bài 1 Điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư
Kỷ niệm 70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024):
Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam

Trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, mặt trận ngoại giao luôn đóng vai trò quan trọng, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự và chính trị để mang đến những thắng lợi to lớn cho dân tộc. Sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam cách đây 70 năm là minh chứng cho bản lĩnh vững vàng của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam. Lần đầu tham gia một hội nghị đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, các nước lớn tham gia hội nghị đều có mục tiêu và lợi ích riêng nhưng đoàn đàm phán của ta đã phát huy chiến thắng trên chiến trường, sức mạnh chính nghĩa của dân tộc, kiên định về nguyên tắc nhưng mềm dẻo về sách lược để giành được những kết quả quan trọng trên bàn Hội nghị Geneva.

Sáng ngời bản lĩnh ngoại giao Việt Nam
Return to top