Thế giới

APEC hợp tác thúc đẩy du lịch

ClockThứ Bảy, 20/08/2022 18:39
TTH.VN - Các bộ trưởng du lịch từ khắp châu Á – Thái Bình Dương đã bày tỏ lo ngại về tác động có hại của COVID-19 đối với nền kinh tế và ngành du lịch của khu vực, song do còn nhiều bất đồng nên chưa đạt được đồng thuận về tất cả mọi vấn đề.

Liên hợp quốc xác nhận COP 25 sẽ được tổ chức tại Tây Ban NhaThái Lan sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022APEC theo đuổi sự phục hồi toàn diện và bền vữngKêu gọi giải pháp nông sản thực phẩm bền vữngTập trung vào tính bền vững và nền kinh tế kỹ thuật sốThái Lan nỗ lực thu hút các bên liên quan của APEC

Các nước thành viên APEC cam kết hợp tác thúc đẩy du lịch. Ảnh minh họa: TTXVN/Báo Tin tức

Sau khi kết thúc Hội nghị Nhóm công tác Du lịch APEC lần thứ 60 tại Bangkok (Thái Lan) và Hội nghị Bộ trưởng Du lịch APEC lần thứ 11, chính phủ Thái Lan đã ban hành tuyên bố về “Du lịch của tương lai: Du lịch tái tạo”, trong đó nhấn mạnh sự hợp tác giữa 21 quốc gia và khu kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể Thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn cho biết, các thành viên APEC bày tỏ lo ngại về sự bùng phát bất ngờ của COVID-19 và những thách thức hiện tại đang cản trở tiến trình phục hồi của ngành du lịch, đặc biệt là chi phí du lịch tăng do lạm phát cao và giá nhiên liệu tăng.

Trước tình hình này, các thành viên nhất trí cải thiện hợp tác kinh tế, cho phép các luồng hàng hóa, đầu tư và con người tốt hơn để thúc đẩy tiến trình phục hồi của ngành du lịch.

Theo Bộ trưởng Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan Phiphat Ratchakitprakarn, các thành viên APEC bày tỏ sự đồng tình về việc thúc đẩy khu vực hướng tới một kỷ nguyên hậu đại dịch bền vững và cân bằng, thông qua khái niệm về mô hình kinh tế Sinh học – Toàn cầu – xanh (BCG), đồng thời tán thành tầm quan trọng của việc thực hiện Kế hoạch kết nối APEC 2015 – 2025, trong đó chú trọng “kết nối giữa người với người” và giảm thiểu “những điều không chắc chắn liên quan đến du lịch”.

Về các điều kiện kinh doanh thay đổi nhanh, mỗi chính phủ sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi, đặc biệt là về khả năng thích ứng với cách thức của nền kinh tế kỹ thuật số, cách thức làm việc mới và đầu tư liên tục thông qua các dự án APEC.

Cùng lúc, Nhóm Công tác Du lịch APEC sẽ tiếp tục kế hoạch chiến lược 2020 – 2024, tập trung vào 4 trụ cột bao gồm chuyển đổi số, phát triển nguồn nhân lực, tạo thuận lợi cho du lịch và năng lực cạnh tranh, du lịch và tăng trưởng kinh tế bền vững.

Trong một phát biểu của mình, Bộ trưởng Phiphat nhấn mạnh: “Những bất ổn và thách thức mới đã và đang làm tăng cao nhu cầu thúc đẩy hợp tác và tăng cường hành động của chúng ta đối với du lịch bền vững để đạt được một tầm nhìn về cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương cởi mở, năng động, kiên cường và hòa bình vào năm 2040, theo Tầm nhìn APEC Putrajaya 2040”.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Trước thềm cuộc đối thoại thường niên giữa các thành viên Hội đồng Tư vấn doanh nghiệp APEC (ABAC) với các nhà lãnh đạo APEC sẽ diễn ra ở Peru vào cuối tuần này, giới lãnh đạo doanh nghiệp từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi các nhà lãnh đạo APEC có hành động quyết đoán hơn để thúc đẩy tăng trưởng bền vững và toàn diện giữa những thách thức xuyên biên giới hiện nay.

Giới lãnh đạo doanh nghiệp APEC kêu gọi hành động để thúc đẩy tăng trưởng bền vững
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top