Thế giới

APEC kêu gọi các doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số

ClockThứ Ba, 21/07/2020 15:48
TTH.VN - Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 thúc đẩy nhiều người tiêu dùng chuyển sang hình thức trực tuyến hơn, các doanh nghiệp nhỏ cần phải đi theo hướng kỹ thuật số.

Đông Nam Á: Bùng nổ mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục ngay cả sau đại dịchASEAN với các biện pháp thương mại ứng phó thời đại dịch

Chuyển đổi kỹ thuật số sẽ giúp các doanh nghiệp nhỏ khai thác những nguồn doanh thu mới. Ảnh minh hoạ: Payment Journal/TTXVN

Đó là nhận định vừa được đưa ra trong bản tóm tắt chính sách mới nhất của Đơn vị Hỗ trợ Chính sách Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Quỹ châu Á.

Theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC, tác động của các biện pháp nhằm kiểm soát đại dịch thúc đẩy nhiều người tiêu dùng sử dụng hình thức trực tuyến hơn và sau đó, các công ty cần thiết, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ chuyển đổi kỹ thuật số.

Báo cáo có tiêu đề "Hỗ trợ số hóa của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) trong bối cảnh COVID-19" đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách xung quanh khu vực châu Á - Thái Bình Dương, để ưu tiên các biện pháp tạo điều kiện hỗ trợ những doanh nghiệp nhỏ hoạt động trực tuyến một cách dễ dàng hơn.

"Nhằm duy trì tính cạnh tranh, các doanh nghiệp nhỏ phải nhanh chóng thích nghi với thực tế mới của thị trường. Có rất ít hoặc không có sự lựa chọn nào cho họ ngoài việc chuyển đổi kỹ thuật số, đặc biệt là xem xét các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có thể sẽ tồn tại trong một thời gian hoặc cần phải được tái áp dụng", Giám đốc Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC, ông Denis Hew khẳng định.

Bên cạnh đó, vai trò của các doanh nghiệp nhỏ là vô cùng quan trọng trong khu vực APEC. Những doanh nghiệp này đóng góp từ 40 – 60% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở hầu hết các nền kinh tế, đồng thời sử dụng khoảng 60% người lao động trên khắp 21 nền kinh tế thành viên. Đáng chú ý, gần 150 triệu doanh nghiệp trong khu vực được xem là có quy mô nhỏ.

Báo cáo cho thấy, việc thúc đẩy áp dụng các công cụ và giải pháp kỹ thuật số sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khai thác những nguồn doanh thu mới, giảm chi phí và loại bỏ các vấn đề cụ thể trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đặc biệt là liên quan đến việc quản lý các giao dịch từ xa, hoạt động giao hàng một cách hiệu quả và gắn kết với người tiêu dùng.

Mặc dù có những lợi ích, điều quan trọng phải nhận ra rằng các giải pháp kỹ thuật số không phải là thuốc chữa bách bệnh và cũng có những thách thức riêng, bao gồm vấn đề về an ninh mạng và bảo mật dữ liệu, tiếp xúc với gian lận kỹ thuật số, thông tin sai lệch, phân chia kỹ thuật số và những vấn đề về cơ sở hạ tầng.

"Các Chính phủ trên khắp APEC đang cung cấp các biện pháp cứu trợ dành cho những doanh nghiệp nhỏ, bao gồm trì hoãn thời hạn thanh toán, cắt giảm thuế suất, miễn thuế thu nhập, trợ cấp lương, khoản vay mềm và tái cấp vốn. Các nhà hoạch định chính sách cũng cần chủ động áp dụng cách tiếp cận hai hướng để cho phép các doanh nghiệp nhỏ gặt hái lợi ích, trong khi vượt qua những thách thức của việc chuyển đổi kỹ thuật số", nhà phân tích thuộc Đơn vị Hỗ trợ Chính sách của APEC, ông Andre Wirjo cho hay.

Ngoài ra, báo cáo nói trên cũng nhấn mạnh những khuyến nghị chính sách mà các nhà hoạch định chính sách có thể xem xét trong nỗ lực của họ, nhằm tăng cường lợi ích đối với các doanh nghiệp nhỏ khi đi theo hướng kỹ thuật số, đặc biệt là những doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thực phẩm và đồ uống, cũng như ngành bán lẻ và bán buôn.

Các khuyến nghị bao gồm tập trung khắc phục sự phân chia kỹ thuật số, thúc đẩy chi phí dữ liệu thấp hơn, khuyến khích kiến ​​thức kỹ thuật số, hỗ trợ tiếp cận với thanh toán di động và công nghệ tài chính, tăng cường niềm tin vào các giải pháp kỹ thuật số, giải quyết những vấn đề cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác khu vực và quan hệ đối tác công – tư (PPP)…

Hơn nữa, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, báo cáo nhấn mạnh, các nhà hoạch định chính sách của APEC cũng cần xem xét tăng cường sự hỗ trợ dành cho những lĩnh vực khác, như du lịch và khách sạn.

Thanh Ngân (Lược dịch từ PNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Gia hạn Chữ ký số FastCa giá rẻ Thuê máy ảnh Fujifilm hà nội

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top