Thế giới

Đông Nam Á: Bùng nổ mua sắm trực tuyến sẽ tiếp tục ngay cả sau đại dịch

ClockThứ Tư, 10/06/2020 16:01
TTH.VN - Người mua sắm ở khu vực Đông Nam Á có thể sẽ tiếp tục mua hàng tạp hóa và những mặt hàng thiết yếu khác thông qua hình thức trực tuyến, ngay cả sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc, theo nghiên cứu từ Công ty Facebook và Công ty Tư vấn Quản lý Bain & Company, Mỹ.

Tiếp cận internet và hợp tác kỹ thuật số trở nên thiết yếu trong thời đại dịch COVID-19Hạn chế đi lại mở ra quá trình đàm phán mới cho hiệp định RCEPNhu cầu mua hàng trực tuyến tăng chưa từng có giữa đại dịch COVID-19

Hàng hoá được phân loại tại một công ty thương mại điện tử. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Một báo cáo mới từ hai công ty này cho biết, thương mại điện tử và các xu hướng kỹ thuật số khác trong khu vực đã được thúc đẩy bởi sự bùng phát của đại dịch COVID-19, dịch bệnh đã lây nhiễm cho hơn 7 triệu người trên toàn thế giới.

“Một số trong những xu hướng này sẽ được tiếp tục. Một trong những xu hướng mà chúng tôi xác định là mua sắm trực tuyến thiết yếu”, ông Praneeth Yendamuri, một đối tác của Bain & Company nhận định.

Ông Praneeth Yendamuri giải thích rằng, lĩnh vực tạp hóa đã tăng trưởng gần 3 lần trong đợt bùng phát ở khu vực Đông Nam Á, và một trong ba người dùng được khảo sát khẳng định họ dự kiến sẽ tiếp tục mua hàng tạp hóa thông qua Internet trong tương lai.

Tổng chi tiêu cho các mặt hàng tạp hóa ở khu vực Đông Nam Á được ghi nhận vào khoảng 350 tỷ USD, và tạp hóa trực tuyến chiếm một phần nhỏ của giá trị tổng thể đó; tuy nhiên, nó đang đạt sức tăng, theo các chuyên gia trong ngành.

Công ty Thương mại Điện tử Lazada, đơn vị hoạt động trên toàn khu vực, gần đây đã chia sẻ với Hãng thông tấn CNBC rằng, doanh số bán hàng tạp hóa trực tuyến tại Singapore đã tăng vọt 4 lần kể từ đầu tháng 4, từ khi các biện pháp hạn chế di chuyển được đưa ra trong bối cảnh số lượng các trường hợp nhiễm COVID-19 tăng mạnh.

Nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á có tầm quan trọng rất lớn đối với rất nhiều công ty. Gần đây, Facebook đã đầu tư một khoản tiền chưa được tiết lộ vào công ty chuyên về dịch vụ vận tải và hậu cần khu vực Gojek của Indonesia. Nhà đầu tư Nhà nước Singapore Temasek và Bain dự báo, đến năm 2025, nền kinh tế Internet của khu vực sẽ tăng lên mức 300 tỷ USD, có thể sẽ được thúc đẩy bởi thương mại điện tử, ứng dụng gọi xe và được hỗ trợ bởi sự gia tăng trong thanh toán kỹ thuật số.

Có hơn 600 triệu người trong khu vực và hầu hết trong số họ vẫn chưa lên mạng. Sự thâm nhập của điện thoại thông minh và kết nối Internet được cải thiện đang tăng tốc việc truy cập kỹ thuật số vào những người này, khiến họ trở thành một cơ sở tiêu dùng sinh lợi cho các công ty công nghệ, chẳng hạn như Facebook.

Văn hóa “ở nhà” mới

Một xu hướng khác có khả năng sẽ tiếp diễn, là xung quanh việc sử dụng các ứng dụng mới trong các lĩnh vực như thương mại xã hội và kỹ thuật số, cũng như truyền phát video, theo ông Praneeth Yendamuri. Điều đó bao gồm thanh toán điện tử và các ứng dụng ví kỹ thuật số cung cấp những tùy chọn thanh toán không tiếp xúc cho người tiêu dùng, những người sẽ vẫn thận trọng khi các quốc gia dỡ bỏ những mức độ phong toả quốc gia khác nhau.

Ngay cả sau khi các nền kinh tế được hoàn toàn mở cửa trở lại, người dân ở khu vực Đông Nam Á có khả năng ra ngoài ít hơn 1,5 lần trong tương lai, so với những người Mỹ. Điều này sẽ đánh dấu một sự thay đổi văn hóa lớn trong khu vực, báo cáo nói trên lưu ý.

Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa và kỹ thuật số cũng được dự kiến ​​sẽ vẫn có nhu cầu, với cơ hội cho các công ty và nhà đầu tư tận dụng xu hướng này, báo cáo cho hay.

“Nhiều người tiêu dùng sử dụng các dịch vụ này và thấy rằng, chất lượng và mức độ dịch vụ mà họ có được khi tiến hành kiểm tra sức khoẻ và các cuộc tư vấn trực tuyến thực sự có hiệu quả đối với họ”, ông Praneeth Yendamuri nói thêm. 

Được biết, báo cáo từ Bain và Facebook dựa trên dữ liệu khảo sát YouGov trong tháng 4 trên khắp các nền kinh tế lớn của khu vực Đông Nam Á, bao gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam. Nó cũng bao gồm những cuộc phỏng vấn với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm trong khu vực.

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top