Thế giới

ASCC ủng hộ các ưu tiên của Chủ tịch ASEAN Campuchia 2022

ClockThứ Bảy, 02/04/2022 09:24
Hội nghị Hội đồng Cộng đồng văn hóa-xã hội ASEAN (ASCC) lần thứ 27 đã được tổ chức nhằm thảo luận về các vấn đề và phương hướng chiến lược của trụ cột văn hóa-xã hội.

Trung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vựcViệt Nam tham dự Hội nghị Tư lệnh Quốc phòng ASEAN lần thứ 192022: Năm cơ hội kinh tế cho CampuchiaĐức ủng hộ Campuchia - Chủ tịch ASEAN 2022ASEAN – EU, các đối tác tự nhiên cho một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương toàn diện

 

Hội nghị đã ủng hộ các ưu tiên của Năm chủ tịch ASEAN Campuchia 2022 với chủ đề “ASEAN hành động cùng ứng phó các thách thức," nhấn mạnh tinh thần “cùng” của Cộng đồng ASEAN, cũng như ý chí chung trong nỗ lực tập thể nhằm giải quyết và vượt qua các thách thức đang phải đối mặt.

Hội nghị cũng đánh giá cao các cơ quan ngành của ASCC đã có những nỗ lực kịp thời và các sáng kiến quan trọng, cũng như các văn kiện dự kiến trình lên các nhà lãnh đạo xem xét thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 40 và 41 dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới.

Hội nghị ghi nhận nỗ lực của ASCC trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân ASEAN trong bối cảnh bùng phát đại dịch COVID-19.

Theo khuyến nghị trong Đánh giá giữa kỳ Kế hoạch tổng thể ASCC 2025, ASCC đã điều chỉnh các Kế hoạch công tác sau năm 2020 theo Khung phục hồi tổng thể ASEAN và kế hoạch thực hiện.

Hội nghị ghi nhận Hướng dẫn mở cửa trở lại trường học an toàn, khôi phục và tiếp tục học tập tại khu vực ASEAN như một phần trong nỗ lực khôi phục các dịch vụ giáo dục cho trẻ em bị gián đoạn bởi đại dịch COVID-19.

Ngoài ra, hội nghị cũng thảo luận về các vấn đề chiến lược thuộc trụ cột ASCC, nhấn mạnh tầm quan trọng của thể thao và việc tiếp tục trao quyền cho thanh niên, phát triển nguồn nhân lực, phát triển phụ nữ và lồng ghép giới, xây dựng khả năng phục hồi trong tương lai theo hướng xanh, tiếp cận bình đẳng với kỹ thuật số, giảm nghèo, và các hình thức hỗ trợ phát triển bền vững khác tại khu vực ASEAN.

Hội nghị nhấn mạnh một số ưu tiên, bao gồm xây dựng Tuyên bố về tận dụng vai trò của thể thao trong xây dựng Cộng đồng ASEAN và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững; thúc đẩy Tuyên bố về tăng cường bản sắc ASEAN thông qua việc bảo tồn các trò chơi và các môn thể thao truyền thống trong thế giới hiện đại; Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về Năm thanh niên ASEAN 2022; và Tuyên bố Siem Reap về thúc đẩy Cộng đồng ASEAN sáng tạo và thích ứng nhằm hỗ trợ nền kinh tế văn hóa và sáng tạo, cũng như thành lập Trung tâm công nghiệp văn hóa và sáng tạo ASEAN.

Các ưu tiên này nhằm nâng cao các giá trị, nhận thức và bản sắc ASEAN; thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và trao quyền cho phụ nữ; tăng cường sức khỏe, hạnh phúc và bảo trợ xã hội cho người dân ASEAN; tăng cường năng lực và hiệu quả thể chế của ASCC.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè

Thành phố Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế bắt đầu từ những dự án (DA) chỉnh trang vỉa hè, hạ lề các tuyến đường ở khu vực trung tâm nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và du khách.

Ưu tiên nguồn lực chỉnh trang vỉa hè
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top