Thế giới
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB):

ASEAN cần hành động để tăng cường vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

ClockThứ Năm, 30/03/2023 16:31
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (30/3) công bố báo cáo cho rằng, các nền kinh tế thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần tăng cường vị thế trong các chuỗi giá trị toàn cầu, nhằm thúc đẩy khả năng phục hồi nhanh trước những thách thức mới, bao gồm các đại dịch trong tương lai, bất ổn địa chính trị và tình trạng biến đổi khí hậu.

Giải pháp “xanh” là chìa khóa chống biến đổi khí hậuThế giới dự báo kinh tế Việt Nam: Điểm sáng năm 2023

leftcenterrightdel
 Công nhân làm việc trong một dây chuyền sản xuất thực phẩm đông lạnh ở tỉnh Long An. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong đó, báo cáo đã tiến hành khảo sát những thách thức, cũng như cơ hội mà các chuỗi giá trị toàn cầu phải đối mặt tại khu vực Đông Nam Á, trong bối cảnh các quốc gia tìm cách xây dựng khả năng phục hồi cao hơn và thúc đẩy phát triển xanh và bền vững. Báo cáo được đưa ra bên lề Hội nghị chuyên đề về Phát triển Đông Nam Á (SEADS) 2023 tại Bali, Indonesia.

Nhận định về vấn đề này, Chủ tịch ADB Masatsugu Asakawa cho biết: “Khi các quốc gia ASEAN tiếp tục phục hồi từ đại dịch COVID-19, chúng ta cần phải đảm bảo quá trình phục hồi kinh tế diễn ra theo cách xanh hơn và bền vững hơn”.

“Báo cáo này đề xuất các biện pháp cụ thể mà Chính phủ và doanh nghiệp có thể áp dụng để khử carbon cho các chuỗi giá trị toàn cầu. Các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo và cải thiện tính hiệu quả, việc khuyến khích giảm chi phí thương mại đối với các loại hàng hóa thông minh với khí hậu, và tăng tốc số hóa đều có thể góp phần tạo nên những chuỗi giá trị xanh hơn và bền vững hơn trong ASEAN và xa hơn thế nữa”, ông Masatsugu Asakawa khẳng định.

Bên cạnh đó, báo cáo của ADB cũng chỉ ra, lợi thế cạnh tranh của việc sử dụng lao động có tay nghề thấp đang giảm dần, trong bối cảnh công nghệ mới tiếp tục nâng cấp các chuỗi giá trị toàn cầu. Do đó, điều cấp thiết là khu vực này phải tạo ra một lượng lớn lao động được trang bị những công nghệ và kỹ năng công nghệ mới.

Ngoài ra, các nền kinh tế ASEAN cũng cần phải “xanh hóa”; trong đó, các chính sách thúc đẩy quá trình khử carbon cũng giúp củng cố chuỗi giá trị toàn cầu của ASEAN; đồng thời cần đẩy nhanh quá trình số hóa thương mại và thúc đẩy thương mại thông minh với khí hậu, cơ sở hạ tầng giao thông xanh, và định giá carbon.

Cuối cùng, ADB lưu ý, rủi ro đối với các nền kinh tế ASEAN ở mức cao. Những cú sốc toàn cầu gần đây và chủ nghĩa bảo hộ thương mại địa chính trị có thể làm gián đoạn tăng trưởng ở ASEAN, và cả những nơi khác. Báo cáo cũng nhấn mạnh tác động chính sách to lớn và lợi ích của việc tăng cường hợp tác thương mại của châu Á và mở rộng hợp tác đến những khu vực khác.

Được biết, Hội nghị chuyên đề về Phát triển Đông Nam Á (SEADS) là một sự kiện quan trọng thường niên của ADB tại khu vực Đông Nam Á, nơi nhóm họp các nhà lãnh đạo từ các Chính phủ, ngành công nghiệp, học viện và những lĩnh vực khác, nhằm tìm kiếm các giải pháp đổi mới sáng tạo cho những vấn đề phát triển quan trọng, chẳng hạn như biến đổi khí hậu và phát triển công nghệ.

Sự kiện năm nay với chủ đề “Tưởng tượng về một ASEAN có mức phát thải ròng bằng 0” sẽ tập trung vào cách mà khu vực này có thể thực hiện quá trình chuyển đổi sang mức phát thải ròng bằng 0, và đạt được khả năng phục hồi khí hậu, đồng thời đảm bảo sự thịnh vượng kinh tế.

Trước đó, 3 sự kiện SEADS đầu tiên đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, và đã thu hút hơn 10.000 người tham dự.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Adb.org)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Return to top