Thế giới

ASEAN đang định hình khu vực rõ hơn trên trường quốc tế

ClockThứ Ba, 26/11/2024 13:43
TTH - Trong những năm gần đây, sự chú ý của toàn cầu ngày càng chuyển hướng về Đông Nam Á, khi nhiều nhà phân tích thừa nhận Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang ngày càng trỗi dậy trên trường quốc tế.

Thái Lan có thể trở thành “Thụy Sĩ của ASEAN” để thu hút đầu tư toàn cầuNgành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởngNền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh là trọng tâm chiến lược cho Singapore và ASEAN

 Khu công nghiệp Samsung tại Việt Nam. Ảnh minh họa: Chuyên trang Nhịp sống Kinh tế

Sau một thời gian dài, có thể nói, ảnh hưởng của khối về nhiều mặt đang tăng lên nhanh chóng. Khối khu vực với 10 quốc gia thành viên đã và đang chứng tỏ mình là một nhân tố quan trọng để định hình sự ổn định của khu vực, tăng trưởng kinh tế và đối thoại ngoại giao.

Với tổng dân số hơn 680 triệu người và Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vượt quá 3 nghìn tỷ USD, ASEAN đang định vị mình là một nhân tố chủ chốt trong cán cân quyền lực toàn cầu.

Tăng trưởng kinh tế và tiềm năng kinh tế

Một trong những đặc điểm nổi bật của sự nổi lên của ASEAN là tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Cụ thể, trong suốt 2 thập kỷ qua, khu vực đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng GDP ổn định khoảng 5%/năm, vượt qua nhiều khu vực khác trên thế giới.

Nền kinh tế đa dạng của ASEAN, từ trung tâm tài chính phát triển cao Singapore đến Việt Nam và một Indonesia đang công nghiệp hóa nhanh chóng, đang mang đến nhiều cơ hội cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Các chính sách kinh tế của khu vực, đặc biệt là các nỗ lực giảm thuế quan và tinh giản khuôn khổ pháp lý đã biến ASEAN trở thành nam châm thu hút các doanh nghiệp muốn khai thác nguồn khách tiêu dùng trẻ và đang phát triển.

Ngoài ra, dân số trẻ và đang tăng của ASEAN cũng mang đến cơ hội thị trường đáng kể.

Vai trò chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Con đường để ASEAN trở thành một cường quốc kinh tế gắn liền với vai trò của khu vực trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này được thể hiện khi các công ty tìm cách đa dạng hóa cơ sở sản xuất của mình, ASEAN đã nổi lên như một trung tâm về sản xuất và lắp ráp, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp như điện tử, dệt may và ôtô.

Đơn cử, Việt Nam đã trở thành một trung tâm lớn về sản xuất điện tử, thu hút đầu tư từ các tập đoàn toàn cầu như Samsung và Apple, trong khi Indonesia và Malaysia, với thị trường nội địa lớn và nền kinh tế giàu tài nguyên, cũng đã chứng kiến sự gia tăng đầu tư vào sản xuất.

Ngoài sản xuất, vị trí chiến lược của ASEAN dọc theo các tuyến đường biển quan trọng, bao gồm Eo biển Malacca, cũng đưa khu vực trở thành trung tâm quan trọng cho thương mại toàn cầu.

Chuyển đổi số và tiến bộ công nghệ

Một trong những động lực tăng trưởng hứa hẹn nhất của ASEAN là cam kết chuyển đổi số, với nền kinh tế số của khu vực dự kiến sẽ vượt quá 300 tỷ USD vào năm 2025 nhờ gia tăng tỷ lệ tiếp cận internet, tầng lớp trung lưu đang phát triển và dân số trẻ am hiểu công nghệ. Các nền tảng thương mại điện tử, công nghệ tài chính và dịch vụ kỹ thuật số cũng đang bùng nổ trên khắp ASEAN…

Với sự năng động về kinh tế, vị trí chiến lược và sự nhanh nhẹn về ngoại giao, ASEAN đã và đang chuyển mình từ một khối khu vực tập trung vào hòa bình và ổn định thành một thế lực toàn cầu với sức ảnh hưởng ngày một tăng.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc

Xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về quốc phòng - an ninh (QP - AN), Đảng ủy, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TX. Hương Trà đã có nhiều giải pháp lãnh đạo toàn diện các mặt công tác quân sự - chính trị - hậu cần - kỹ thuật, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ vững chắc khu vực phòng thủ của địa phương.

Xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Return to top