Thế giới

Nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh là trọng tâm chiến lược cho Singapore và ASEAN

ClockThứ Tư, 23/10/2024 14:44
TTH.VN - Trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 vừa diễn ra tại Lào, Thủ tướng Singapore đã có một chuyến công tác hiệu quả, thể hiện rõ sự tập trung chiến lược dành cho các lĩnh vực ưu tiên là nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh.

Ra mắt Nhóm ứng phó khẩn cấp ASEAN để chống lại các mối đe dọa mạng trong khu vựcChâu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEANASEAN nhắm mục tiêu hoàn thành Hiệp định Khung kinh tế số vào năm 2025Việt Nam chuyển giao vai trò Chủ tịch Ủy ban ASEAN tại Paris cho Brunei

Khu vực ASEAN có tiềm năng lớn để phát triển nền kinh tế xanh và nền kinh tế kỹ thuật số. Ảnh minh họa: ITN/Báo Điện tử Đại biểu Nhân dân

Trong số 14 bài phát biểu của Thủ tướng Singapore Lawrence Wong, lưới điện ASEAN đã được nêu tên 11 lần và Hiệp định khung về kinh tế số của liên minh khu vực được đưa ra 6 lần.

Được biết, cho dù trong các cuộc họp nội khối ASEAN hay các phiên họp của lãnh đạo khu vực và các đối tác đối thoại, Thủ tướng Singapore Lawrence Wong đều đưa ra vấn đề về nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh bất cứ khi nào có thể.

Thông điệp của ông rất rõ ràng: ASEAN phải tăng gấp đôi nỗ lực và hành động nhanh chóng trong các lĩnh vực ưu tiên mới và các ngành tăng trưởng chính, vì kết nối như vậy sẽ đóng vai trò trung tâm trong sự tăng trưởng kinh tế và hội nhập liên tục của khu vực. Thêm vào đó, ông cũng kêu gọi sự hợp tác sâu sắc hơn giữa 10 quốc gia thành viên và các đối tác đối thoại. Thủ tướng Lawrence Wong khuyến khích các đối tác đóng góp vào quá trình hội nhập kỹ thuật số và chuyển đổi xanh của khu vực bằng chuyên môn hiện có, từ đó mang lại những cơ hội mới cho các doanh nghiệp địa phương.

Một sự kiện nổi bật khác là Hội nghị cấp cao lần thứ 2 Cộng đồng châu Á phát thải ròng bằng 0. Trong phiên họp này, Thủ tướng Wong nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Ông lưu ý, khu vực ASEAN có tiềm năng lớn trong lĩnh vực này nhưng các dự án vẫn chưa đủ điều kiện để vay vốn, do đó chưa thu hút được nguồn tài chính.

Còn nhiều nỗ lực khác của Singapore, như nâng cấp khu vực thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc với những chương mới về nền kinh tế kỹ thuật số và nền kinh tế xanh. Ngoài ra, Singapore cũng thúc đẩy thỏa thuận hợp tác với Việt Nam, Lào…

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top