Thế giới

ASEAN đang tụt lại phía sau trong nỗ lực phát triển bền vững

ClockThứ Sáu, 20/09/2019 20:35
TTH - Tham dự một diễn đàn về Tương lai bền vững tại Singapore, các chuyên gia cảnh báo, Đông Nam Á đang bị tụt lại phía sau trong các nỗ lực phát triển bền vững.

ASEAN nỗ lực khai thác kho báu văn hóa khu vựcASEAN cần phát triển du lịch bền vữngHội nghị ASEAN thúc đẩy quan hệ đối tác vì sự phát triển bền vững

Khu dân cư ven biển ở Thái Lan hoang tàn sau một trận sóng thần. Ảnh: Reuters

Theo ông Rintaro Tamaki, Chủ tịch Trung tâm Tài chính Quốc tế Nhật Bản, khu vực này vẫn còn cách khá xa chính sách môi trường tổng thể trong việc giải quyết mối đe dọa của biến đổi khí hậu, bất chấp các nước châu Á phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường xuyên biên giới.

“Nhiều nước trong khu vực là các nền kinh tế mới nổi, mặc dù cũng có trường hợp ngoại lệ nhưng phần lớn các nước vẫn đang hướng đến việc tìm kiếm sự tăng trưởng trước tiên, sau đó đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, hai yếu tố này nên được tiến hành cùng lúc”, ông Tamaki nói.

Nghiên cứu chỉ ra rằng, Đông Nam Á là một trong những khu vực dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, với hơn 1.000 sự kiện thời tiết - bao gồm lũ lụt, động đất, núi lửa hoạt động, hạn hán và cháy rừng, được ghi nhận từ năm 1990 đến 2016.

Tuy nhiên, ông Gabriel Wilson-Otto, người đứng đầu Công ty Quản lý Tài sản BNP Paribas Asset Management khu vực châu Á-Thái Bình Dương cho biết, đã có rất nhiều bước đi tích cực trên khắp khu vực trong các nỗ lực về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) nói chung. Đồng thời, khu vực cần thực hiện các bước đi để tăng cường hội nhập và xây dựng một cộng đồng tích cực làm việc theo hướng nỗ lực phát triển bền vững, ông khuyến cáo.

Trong khi đó, ông Tamaki nhấn mạnh, hợp tác liên chính phủ là cách tốt nhất để khu vực thực hiện các khuôn khổ pháp lý toàn diện, gắn kết và tiêu chuẩn hóa các chính sách môi trường.

TỐ QUYÊN

 (Lược dịch từ Theedgesingapore)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Return to top