Thế giới

ASEAN - Điểm đến tiềm năng cho du lịch y tế và sản xuất dược phẩm sinh học của Trung Quốc

ClockThứ Bảy, 19/10/2024 14:52
TTH - Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Trung Quốc, bệnh nhân và các công ty dược phẩm sinh học có điểm chung rằng họ ngày càng coi Đông Nam Á như một thị trường quan trọng.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEANRa mắt Nhóm ứng phó khẩn cấp ASEAN để chống lại các mối đe dọa mạng trong khu vực

 Người Trung Quốc ưa chuộng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh minh họa: Báo Đầu tư Online

Được biết, du lịch y tế và sản xuất dược phẩm sinh học là những cơ hội tăng trưởng quan trọng cho các công ty ở Trung Quốc và Đông Nam Á.

Điều này được thể hiện rõ nhất khi Phó Chủ tịch cấp cao phụ trách tiếp thị quốc tế, quảng cáo và quan hệ công chúng tại Tập đoàn chăm sóc sức khỏe tư nhân Thái Lan Bangkok Dusit Medical Services (BDMS) Buranut Limjitti thông tin rằng những người Trung Quốc tìm kiếm dịch vụ chăm sóc sức khỏe chọn đến Thái Lan không chỉ vì giá trị và chất lượng mà còn vì các phương pháp điều trị chuyên khoa ở đây.

Trong đó, những dịch vụ yêu thích gồm thụ tinh trong ống nghiệm, chăm sóc ung thư, tim mạch và chăm sóc sức khỏe. Tập đoàn BDMS có các trung tâm chuyên biệt cho những dịch vụ này.

Bên cạnh bệnh nhân Trung Quốc, các nhà sản xuất dược phẩm sinh học của nước này cũng đang để mắt đến cơ hội phát triển ở Đông Nam Á.

Cụ thể, lãnh đạo Tập đoàn thiết bị y tế niêm yết tại Thâm Quyến Lepu Medical chỉ ra rằng Đông Nam Á nhìn chung là một thị trường lớn và tập đoàn đang cố gắng nội địa hóa việc sản xuất một số thiết bị bằng cách hợp tác với các công ty dược phẩm địa phương.

Để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành dược phẩm sinh học, các sản phẩm phải có “mức giá tốt”. Điều này được minh chứng bằng báo cáo của McKinsey về tác động của Trung Quốc đối với ngành dược phẩm toàn cầu đến năm 2028, trong đó cho biết sự đổi mới của Trung Quốc có khả năng sẽ được đón nhận tốt hơn ở các nền kinh tế đang phát triển, đơn cử như Đông Nam Á.

Theo các chuyên gia, Đông Nam Á ngày càng trở thành thị trường trọng điểm tiềm năng bởi khu vực có “mật độ dân số cao”, nơi khả năng tiếp cận các loại thuốc tiên tiến vẫn còn hạn chế do chi phí và nhiều yếu tố khác.

Cùng với đó, việc gia nhập vào thị trường của các nước thành viên ASEAN sẽ đòi hỏi các loại hình hợp tác khác nhau. Ví dụ, sẽ hiệu quả hơn về mặt chí phí khi mua lại một công ty ở Thái Lan hoặc Malaysia để phát triển và sản xuất sản phẩm dược phẩm sinh học, trong khi liên doanh lại là hình thức phổ biến ở Indonesia.

Nhìn chung, bằng cách tận dụng mọi thế mạnh, tạo cơ hội và triển khai hành động phù hợp, có thể khẳng định rằng du lịch y tế và sản xuất dược phẩm sinh học ở Đông Nam Á sẽ ngày càng phát triển trong tương lai.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Hội An điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm

Xuân gõ cửa, lòng người rộn ràng còn gì tuyệt vời hơn khi chọn Hội An làm điểm dừng chân cho chuyến du xuân đầu năm? Nơi phố cổ trầm mặc giao thoa cùng nét xuân tươi mới, Hội An hứa hẹn vẽ nên bức tranh du lịch đầy sắc màu và đong đầy cảm xúc. Chuyến du xuân Hội An này chắc chắn sẽ là hành trình đáng nhớ, lưu giữ những khoảnh khắc khó quên trong tim bạn.

Hội An điểm đến lý tưởng cho chuyến du xuân đầu năm
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top