Thế giới

ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU

ClockThứ Ba, 20/04/2021 09:22
TTH.VN - Hôm qua (19/4), các Bộ trưởng Liên minh châu Âu (EU) đã khởi động Chiến lược Hợp tác của EU ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đánh dấu một bước quan trọng về sự tham gia ngày càng tăng của châu Âu trong khu vực.

EU và những hợp tác mới với ASEANEU công bố ba chương trình hợp tác mới với ASEANEVFTA: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam - EU

ASEAN là trung tâm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của EU. Ảnh minh hoạ: Baoquocte

Là trung tâm kinh tế và chiến lược của thế giới, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương không chỉ đại diện cho 62% GDP thế giới mà còn là nơi chứa đựng một số vấn đề địa chính trị chính hiện nay.

EU có một vai trò quan trọng trong khu vực, là một đối tác kinh tế lớn trong mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Thực tế, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là điểm đến lớn thứ hai của hàng xuất khẩu EU và là quê hương của 4 trong số 10 đối tác thương mại lớn nhất của EU. Nhiều chuyên gia cũng cho rằng việc duy trì các chuỗi ung ứng ổn định giữa khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và phần còn lại của thế giới có vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi bền vững của nền kinh tế toàn cầu sau đại dịch COVID-19.

Tuy nhiên, tình hình an ninh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương khá phức tạp với những căng thẳng đang gia tăng, được thúc đẩy bởi nhiều mối lo ngại như các đối thủ địa chính trị, tranh chấp lãnh thổ và hàng hải, và các mối đe dọa an ninh phi truyền thống. Trong bối cảnh đó, EU và thế giới có vai trò quan trọng trong sự ổn định của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Theo The ASEAN Post, chiến lược mới của EU được coi như một cam kết chính trị của châu Âu đối với khu vực, nhằm tăng cường các cam kết hiện có của EU, nâng cấp quan hệ đối tác và phát huy hiệu quả hơn nữa những đóng góp của EU vào sự ổn định và thịnh vượng của khu vực.

Hợp tác hàng hải

EU sẽ đẩy mạnh hợp tác hàng hải với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. EU có vai trò chính trong các tuyến hàng hải tự do, rộng mở trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đảm bảo tuân thủ đầy đủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp quốc về luật biển (UNCLOS), làm tiền đề cho sự ổn định và thịnh vượng bền vững ở khu vực này.

Chiến lược mới của EU cũng sẽ giải quyết tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu hiện nay. Kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, EU đã nhấn mạnh sự cần thiết của các giải pháp đa phương bằng cách hỗ trợ cần thiết cho các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và trên toàn thế giới, tập trung vào việc giảm thiểu tác động của đại dịch, mà trên hết là cho phép tiếp cận công bằng với các loại vaccine an toàn, hiệu quả và giá cả phải chăng bằng cách hỗ trợ mạnh mẽ cho Cơ chế COVAX.

ASEAN là trung tâm của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và theo đó, không có gì ngạc nhiên khi ASEAN là trung tâm chiến lược của EU. EU và ASEAN có nền tảng vững chắc và nhiều thành tựu nổi bật, được xây dựng trong hơn 44 năm gắn bó về kinh tế, chính trị và phát triển, đưa EU trở thành một trong những đối tác hàng đầu và toàn diện nhất của ASEAN.

Đối mặt với đại dịch hiện nay, EU và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã cùng nhau giải quyết những thách thức ở mức độ chưa từng có bằng cách chia sẻ nguồn lực, trao đổi cấp chuyên gia và hỗ trợ cho chủ nghĩa đa phương về vaccine.

Vai trò của ASEAN

ASEAN có một vai trò đặc biệt trong việc hỗ trợ sự ổn định của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và là một động lực quan trọng của nền kinh tế toàn cầu. Trong những năm qua, cấu trúc khu vực do ASEAN dẫn đầu đã tạo ra không gian đối thoại và xây dựng lòng tin trên khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và giữa các quốc gia vốn coi nhau là đối thủ.

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị trong khu vực đang gia tăng, không gian đối thoại đặc biệt này cần phải tiếp tục được tận dụng để đảm bảo ổn định, chung sống hòa bình và hợp tác. Với chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, EU cam kết hỗ trợ hơn nữa cho khu vực, trong đó ASEAN có vai trò trung tâm. 

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top