Thế giới

ASEAN nên tăng cường các cơ sở sản xuất khu vực

ClockThứ Ba, 26/05/2020 08:35
TTH - Khi thế giới đang tiếp tục chịu tác động của cuộc khủng hoảng từ đại dịch COVID-19, các quốc gia ASEAN nên hợp tác để tăng cường cơ sở sản xuất của khu vực và để trở nên ít phụ thuộc hơn vào thị trường bên ngoài, quan chức hàng đầu của Indonesia trong Hội đồng Doanh nghiệp ASEAN-Ấn Độ (AIBC) nhấn mạnh trong hội nghị trực tuyến Thương mại và Chuỗi giá trị ASEAN-Ấn Độ trong thời COVID-19 vừa được tổ chức mới đây.

Người dân ASEAN hình thành thói quen mới sau đại dịchASEAN: Các thành phố lớn “đau đầu” trước sự gia tăng lượng rác thải y tế do dịch COVID-19

ASEAN cần tăng cường các cơ sở sản xuất trong khu vực để giảm phụ thuộc vào nước ngoài. Ảnh minh hoạ: Vietnamnet

Theo ông Johnny Chotrani, đại dịch bùng phát đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng và gây thiệt hại khắp các nước trên thế giới, trong đó ASEAN và Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế lớn do tác động của đại dịch đối với các chuỗi giá trị toàn cầu, khi nhiều nước phải áp đặt các lệnh hạn chế hoặc phong toả để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Ngay cả với Trung Quốc, quốc gia có cơ sở sản xuất rất mạnh và là một trong những nhà cung cấp sản phẩm hàng đầu của thế giới, cũng phải đối mặt với tình trạng xuất khẩu chậm lại do đại dịch COVID-19. Do đó, “đã đến lúc các nước ASEAN cần phải cân nhắc và thiết lập một mô hình kinh tế về gia công và sản xuất ngay trong khu vực và có thể liên doanh với Ấn Độ trong sản xuất với sự hỗ trợ của chính phủ để tự cung tự cấp”, ông Chotrani nhấn mạnh.

Vị quan chức này cũng khẳng định, bối cảnh hiện tại cho thấy sự cần thiết để các nước ASEAN phải cạnh tranh và xây dựng được các ngành công nghiệp của riêng mình, đồng thời phải tự đứng vững, làm cho khu vực ít phụ thuộc vào các thị trường bên ngoài như Trung Quốc, thông qua tăng cường quan hệ đối tác trong khu vực.

Quan trọng, các nước ASEAN cần đảm bảo rằng sản xuất nông nghiệp, thực phẩm và toàn bộ chuỗi giá trị, bao gồm cả hậu cần, sẽ luôn ưu tiên cho việc bảo vệ sức khỏe và lợi ích của cả người sản xuất và người tiêu dùng.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Manila Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới

Ngày 4/5, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh phối hợp Bệnh viện Trung ương Huế; Bệnh viện Quân y 268 Quân khu 4, tổ chức chương trình kết hợp Quân dân y năm 2024, khám, tư vấn sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho Nhân dân khu vực biên giới xã Vinh Hiền (Phú Lộc).

Khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân khu vực biên giới
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Return to top