Thế giới

ASEAN: Những vấn đề chính trong phục hồi kinh tế sau đại dịch

ClockThứ Tư, 20/01/2021 07:12
TTH.VN - Theo bài viết của ông Rashesh Shrestha, chuyên gia kinh tế tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Đông Á, được đăng trên Tờ The Jakarta Post ngày 19/1, 3 thách thức chính mà ASEAN sẽ phải đối mặt sau đại dịch COVID-19 bao gồm: số hóa, chuỗi cung ứng, và vốn con người, là những vấn đề đang được bàn thảo rộng rãi. Mỗi thách thức này cũng được nhấn mạnh trong Khuôn khổ Phục hồi Toàn diện ASEAN (ACRF) và kế hoạch thực hiện khuôn khổ.

RCEP cho thấy nỗ lực tăng cường hội nhập của các nước thành viênBảo vệ an sinh xã hội cho người khuyết tật trong và sau dịch COVID-19

Người lao động làm việc tại khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh. Ảnh minh họa: TTXVN 

Ông Rashesh Shrestha cho rằng, sự thịnh vượng liên tục của ASEAN rõ ràng đòi hỏi phải có sự quản lý thích hợp đối với sự phát triển của khối trong trạng thái “bình thường mới”. Tuy nhiên, điều cần nhấn mạnh là việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số, khả năng phục hồi chuỗi cung ứng và phát triển các kỹ năng, sẽ được kết hợp nhiều hơn nữa trong thế giới hậu đại dịch, và do đó đòi hỏi một chiến lược phát triển phối hợp.

Số hóa đã được thúc đẩy bởi đại dịch. Đại dịch buộc chúng ta phải thúc đẩy các giới hạn của công nghệ kỹ thuật số. Ngoài ra, còn có các khoản đầu tư lớn nhằm mục đích làm cho tương tác kỹ thuật số trở nên liền mạch hơn.

Tính hiệu quả của công nghệ kỹ thuật số liên tục được cải thiện trong việc thực hiện các giao dịch kinh tế sẽ khiến công nghệ kỹ thuật số trở thành một công cụ không thể thiếu. Đặc biệt, số hóa sẽ đóng vai trò quan trọng trong các chuỗi cung ứng, vốn đang trải qua quá trình chuyển đổi sâu sắc.

Đại dịch COVID-19 buộc nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của mình. Trước mắt, họ cần điều chỉnh để tránh sự gián đoạn của dòng chảy hàng hóa và con người do các biện pháp phong toả trong nước và đóng cửa biên giới. Điều này cũng buộc họ phải tìm cách tăng khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Bằng cách sử dụng công nghệ, các doanh nghiệp có thể thực hiện rất nhiều hoạt động mà thông thường phải thuê từ bên ngoài. Đáng chú ý, công nghệ có thể tiết kiệm sức lao động, trong đó các công việc do con người thực hiện giờ đây có thể được tự động hóa và thực hiện bởi máy tính.

Đối với ASEAN, việc duy trì sức mạnh của các chuỗi cung ứng là điều cần thiết, do đó cần quan tâm đến việc tái tổ chức. Có thể nói, tăng trưởng kinh tế của ASEAN được thúc đẩy bởi việc hình thành các mối liên kết sản xuất quốc tế mạnh mẽ bên trong ASEAN và với khu vực Đông Á.

Tuy nhiên, các chuỗi cung ứng trong thời đại kỹ thuật số sẽ khác rất nhiều. Đặc biệt, do vai trò lớn hơn của công nghệ kỹ thuật số trong các chuỗi cung ứng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và sự phát triển kỹ năng trở nên quan trọng đối với sức mạnh của chuỗi cung ứng. Khi các loại hình hoạt động kinh tế và công nghệ liên quan thay đổi, nhu cầu về các kỹ năng tương ứng cũng thay đổi theo.

Trong vài thập kỷ qua, phần lớn tăng trưởng của ASEAN dựa vào đầu tư nước ngoài ở các lĩnh vực sản xuất sử dụng nhiều lao động, vốn dễ dàng bổ sung các loại kỹ năng cho người lao động ASEAN.

Tuy nhiên, sự phát triển về công nghệ vượt xa việc nâng cấp hệ thống phát triển kỹ năng; vì vậy, hiện nay nhiều công nhân ASEAN không có những kỹ năng cần thiết trong các công việc mới đang được tạo ra.

Tương lai của công việc sẽ rất tốt cho những người lao động sở hữu các loại kỹ năng phù hợp. Trong khi đó, người lao động và các doanh nghiệp có khả năng khai thác và bổ sung công nghệ kỹ thuật số sẽ được hưởng lợi rất nhiều từ những xu hướng này.

Qua đó, chuyên gia kinh tế Rashesh Shrestha nhận định, cần phải có một hệ thống cho phép người lao động chú ý về những kỹ năng sẽ được đánh giá cao trong thế giới số hóa. Các nhà hoạch định chính sách ASEAN cần nghĩ đến số hóa, khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng và phát triển kỹ năng trong một chiến lược phục hồi và tăng trưởng bao trùm.

Công nghệ kỹ thuật số mang lại cơ hội cho các quốc gia thành viên ASEAN để vực dậy những lĩnh vực truyền thống như nông nghiệp và sản xuất, đồng thời nâng cao năng suất của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và rất nhỏ (MSMEs).

Tuy nhiên, để tận dụng hết lợi thế, các doanh nghiệp cần tiếp cận thị trường toàn cầu. Tương tự như vậy, một chuỗi cung ứng linh hoạt đóng vai trò cần thiết cho sự phát triển liên tục của ASEAN. Điều này sẽ đảm bảo rằng, người tiêu dùng ASEAN có thể tiếp cận hàng hóa và dịch vụ với chi phí thấp từ mọi nơi, và các doanh nghiệp ASEAN có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thế nhưng, việc thu hút đầu tư mới vào hoạt động chuỗi cung ứng sẽ đòi hỏi sự mở rộng của công nghệ kỹ thuật số và lực lượng lao động có tay nghề cao.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Jakarta Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng

Ngày 20/12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh cho biết vừa phối hợp với Công an huyện Nam Đông phá chuyên án liên quan đến hành vi sản xuất hàng hóa giả mạo, xâm phạm sở hữu công nghiệp các nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ tại Việt Nam.

Thu giữ hàng nghìn sản phẩm “nhái” thương hiệu nổi tiếng
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Return to top