Thế giới

RCEP cho thấy nỗ lực tăng cường hội nhập của các nước thành viên

ClockThứ Bảy, 02/01/2021 15:26
Theo Bộ trưởng Cấp cao kiêm Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia (MITI) Azmin Ali, hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được ký kết là minh chứng cho thấy các nước thành viên ASEAN, trong đó có Malaysia, cùng 5 đối tác của Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN (FTA), quyết tâm tiếp tục tăng cường hội nhập kinh tế khu vực...

Các nước cam kết ký RCEP vào cuối năm theo kế hoạch bất chấp COVID-19RCEP: Tăng cường lợi ích thương mại châu Á - Thái Bình DươngRCEP - Tương lai thương mại của khu vực châu Á - Thái Bình DươngMột vài quan điểm của liên minh châu Âu về RCEPRCEP mang lại hy vọng cho nền kinh tế toàn cầu suy thoái

Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế của RCEP lần thứ 8. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, ông Azmin Ali trích dẫn số liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2018 cho biết RCEP là hiệp định FTA lớn nhất với 2,2 tỷ người, tương đương 29,7% dân số thế giới và đóng góp 24,8 nghìn tỷ USD, gần 1/3 (28,9%) GDP toàn cầu.

Người đứng đầu MITI cũng khẳng định RCEP có thể thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế khu vực sau dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 thông qua việc mở cửa thị trường, tăng cường đầu tư, tạo thuận lợi cho giao thương và hội nhập, đặc biệt là đưa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vào chuỗi giá trị khu vực.

Về kinh tế Malaysia, Bộ trưởng Azmin Ali nhấn mạnh, bất chấp tất cả những thách thức và bất ổn của nền kinh tế toàn cầu do sự bùng phát và lây lan của dịch COVID-19, những nỗ lực của chính phủ Malaysia và các kế hoạch phục hồi kinh tế đã mang lại hiệu quả tích cực.

Ông trích dẫn báo cáo của Ngân hàng Trung ương Malaysia cho hay GDP của quốc gia Đông Nam Á này chỉ giảm 2,7% trong Quý 3/2020, cải thiện hơn nhiều so với mức giảm 17,1% trong Quý 2 trước đó.

Theo ông Azmin Ali, chỉ số này đã phản ánh các hoạt động kinh tế đang được phục hồi và phát triển cũng như tác động tích cực từ 4 gói kích thích kinh tế do chính phủ triển khai từ đầu năm 2020 với tổng trị giá lên tới 305 tỷ RM (75 tỷ USD).

RCEP gồm 15 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có 10 nước thành viên ASEAN cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

Các cuộc đàm phán RCEP bắt đầu được khởi động vào năm 2013 dưới sự dẫn dắt của ông Iman Pambagyo thuộc Bộ Thương mại Indonesia và sự hỗ trợ của Ban Thư ký ASEAN.

Hiệp định được ký ngày 15/11 tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4, diễn ra trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37 và các hội nghị cấp cao liên quan từ ngày 12-15/11, do Việt Nam chủ trì.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Return to top