Thế giới

ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau

ClockThứ Hai, 16/05/2022 09:48
TTH.VN - Bộ Y tế Singapore (MOH) ngày 15/5 cho biết, bộ y tế các nước cũng như các quan chức từ các quốc gia thành viên ASEAN đã nhất trí hành động để đạt được mục tiêu công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 của nhau nhằm tạo điều kiện cho việc đi lại trở nên dễ dàng hơn.

ASEAN xem xét triển khai chứng nhận vaccine COVID-19 kỹ thuật sốCampuchia - quốc gia mở cửa trở lại sớm của ASEANSingapore cam kết tài trợ gần 5,9 triệu USD vật tư y tế cho kho dự trữ ASEANMỹ và Đông Nam Á: Tăng cường quan hệ đối tác và giải quyết những thách thức chungKhu vực Đông Nam Á cùng con đường vượt qua đại dịch COVID-19

ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau. Ảnh minh họa: media.chinhphu.vn

Tuyên bố được đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN lần thứ 15 và các hội nghị liên quan, diễn ra từ ngày 14 - 15/5 tại Bali (Indonesia).

Bộ Y tế Singapore cho biết: “Với việc ASEAN đang phục hồi sau dịch và mở cửa trở lại biên giới, điều quan trọng là phải thiết lập việc đi lại xuyên suốt trong khu vực, chẳng hạn như sử dụng công nghệ kỹ thuật số để công nhận chứng chỉ tiêm chủng giữa các quốc gia lẫn nhau. Các bộ trưởng y tế các nước ASEAN và các quan chức cấp cao nhất trí hướng tới một Cơ chế Xác minh Toàn cầu ASEAN để tạo điều kiện thuận lợi cho tiến trình đi lại trên tuyến quốc tế, đồng thời bảo vệ quyền riêng tư và an ninh dữ liệu của mỗi quốc gia thành viên ASEAN”.

Trong các cuộc họp, các quốc gia thành viên đã chia sẻ những thông tin cập nhật, cũng như trao đổi quan điểm về nỗ lực thúc đẩy năng lực của các hệ thống y tế, cùng với đó là nâng cao sự chuẩn bị sẵn sàng và khả năng ứng phó của tập thể đối với đại dịch.

Thêm vào đó, các nước cũng hoan nghênh việc vận hành Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (ACPHEED). Trong đó trung tâm sẽ nâng cao năng lực của ASEAN về phòng ngừa, phát hiện và đối phó với các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.

“Singapore mong muốn tiếp tục làm việc chặt chẽ hơn với các thành viên ASEAN và các đối tác đối thoại để nâng cao sự chuẩn bị và ứng phó đối với các vấn đề sức khỏe cộng đồng của khu vực, cũng như tăng cường hợp tác y tế”, MOH cho hay.

Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nhấn mạnh tại các cuộc họp rằng các quốc gia thành viên ASEAN đã xoay sở và nỗ lực để vượt qua đại dịch COVID-19 nhờ sự hợp tác bền chặt giữa các quốc gia. Tuy nhiên, các nước vẫn cần phải thận trọng và đề phòng sự tự mãn.

Ông Ong Ye Kung cho biết, trong vài tháng tới, các quốc gia ASEAN có thể sẽ chứng kiến những làn sóng mới, khi khả năng miễn dịch cộng đồng suy giảm, hoặc một biến thể mới dẫn đến khả năng tái nhiễm bệnh.

Về vấn đề này, ông nhấn mạnh và làm nổi bật 3 trọng tâm.

Đầu tiên, xét nghiệm và giám sát - sẽ tập trung vào việc thành lập ACPHEED. Nó sẽ tạo thành “hạt nhân” của một hệ thống ứng phó, năng lực giám sát và hệ thống đối phó thường xuyên trong khu vực. Điều này sẽ cung cấp những cảnh báo sớm về các biến thể COVID-19 mới cần quan tâm và cả những bệnh truyền nhiễm mới nổi khác.

Trọng tâm thứ hai là sự sẵn có của vaccine, chẩn đoán và điều trị - xuất hiện khi khả năng miễn dịch suy giảm theo thời gian, cùng với đó là hiệu quả của vaccine cũng trở nên kém hơn khi đối phó với các biến thể mới nổi khác.

Những nỗ lực hiện tại để tiêm chủng và thúc đẩy dân số vẫn phải tiếp tục, với việc ASEAN hợp tác tốt hơn để đảm bảo rằng nguồn cung vaccine luôn sẵn có cho những người cần chúng, chẳng hạn như hành động nhiều hơn để tạo điều kiện cho việc trao tặng và trao đổi vaccine giữa các quốc gia thành viên.

Lĩnh vực thứ ba là đảm bảo khả năng phục hồi của các làn đường đi lại và chuỗi cung ứng. Điều này diễn ra trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng chưa từng có do đại dịch COVID-19 vẫn chưa lắng xuống.

Sau cuộc thảo luận về việc thiết lập một hệ thống thừa nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau của ASEAN, Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung cho rằng, điều này có thể dẫn đến hệ thống tương tự với các nước khác, khu vực khác bao gồm Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU).

Trong đó, kiểm tra chứng chỉ tiêm chủng có thể là tiêu chuẩn cho việc đi lại (tương tự như việc kiểm tra hành lý và hộ chiếu).

Trong suốt khuôn khổ hội nghị, các nước ASEAN đều có niềm tin chung xuyên suốt, rằng hợp tác y tế khu vực là chìa khóa để tăng cường khả năng sẵn sàng và năng lực ứng phó với đại dịch, cho dù là với các đợt bùng dịch COVID-19 mới hay sự xuất hiện của một loại virus nào đó mới.

Nhìn chung, đại dịch COVID-19 đã mang các nước đến gần nhau hơn khi các bên chia sẻ thông tin, nguồn lực và kinh nghiệm.

Đây là những mối liên kết và mối quan hệ mà các nước trong khu vực muốn xây dựng. Trong các cuộc họp chính thức và không chính thức, các bộ trưởng, các lãnh đạo chắc chắn sẽ chia sẻ những khó khăn, áp lực và thách thức mà các quốc gia đã và đang phải trải qua.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội
Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới

Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala cho biết, tình trạng đói nghèo toàn cầu sẽ gia tăng nếu thế giới không nỗ lực duy trì một hệ thống thương mại ổn định và cởi mở.

Mở cửa thương mại toàn cầu để nuôi sống thế giới
ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Return to top