Thế giới

Khu vực Đông Nam Á cùng con đường vượt qua đại dịch COVID-19

ClockThứ Hai, 18/10/2021 11:47
TTH.VN - Giới chuyên gia nhận định, trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đang có nhiều thay đổi, các nhà hoạch định chính sách cần phải chuẩn bị tốt cho cuộc chiến tiếp theo.

IMF hạ triển vọng tăng trưởng toàn cầu khi đại dịch vẫn còn phức tạpEU thông qua kế hoạch phục hồi kinh tế của 4 nước thành viênMalaysia đưa mối đe dọa COVID-19 vào Chính sách an ninh quốc giaThêm nhiều công ty châu Á đang theo đuổi hoạt động ESGIMF nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực Trung Đông và Bắc Phi

Thay đổi chính sahs để phù hợp với tình hình và nỗ lực chống dịch là hoàn toàn cần thiết với mọi quốc gia. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Mặc dù cuộc chiến chống lại đại dịch COVID-19 rất khác so với một chiến dịch quân sự, song nó cũng cho thấy những điểm yếu giống nhau của con người và hậu quả tàn khốc.

Theo đó, đại dịch COVID-19 được ví như một cuộc chiến tranh hơn là một cuộc chiến đơn lẻ, bởi “kẻ thù, vũ khí và môi trường” mà virus bùng phát, phát triển, lây lan đều biến đổi nhanh chóng trong nhiều tháng.

Biến thể Delta khiến người bệnh dễ phơi nhiễm hơn và cũng gây tử vong cao hơn so với virus COVID-19 gốc. Cả hai đều khác so với Hội chứng Hô hấp cấp tính nặng (SARS), H1N1 và Ebola – vốn là cơ sở cho những kế hoạch trước đó được vạch ra để chống lại các bệnh truyền nhiễm ở Đông Nam Á.

Đối diện với đại dịch, các công cụ y tế để đối phó với bệnh tật dưới dạng bộ dụng cụ chẩn đoán, phác đồ điều trị, vaccine và thuốc chống virus đã và đang phát triển nhanh chóng.

Những hiểu biết, kiến thức về căn bệnh và tốc độ tiến hành, cũng như chia sẻ các nghiên cứu y khoa cũng tăng nhanh chóng mặt.

Đánh giá chiến lược COVID-19 trong khu vực

Trong môi trường thay đổi này, các chiến lược đối phó với dịch bệnh cũng phải thay đổi để phù hợp. Ban đầu, chiến lược thích hợp được chính phủ các nước triển khai là áp dụng các hạn chế đi lại, kiểm soát biên giới, hoặc kết hợp cả hai.

Khi hàng rào phòng thủ này bị phá vỡ, nó trở thành một cuộc đua để giảm tối đa số ca nhiễm bằng cách làm chậm sự lây lan trong cộng đồng thông qua giãn cách xã hội và biện pháp phong tỏa.

Khi các loại vaccine hiệu quả được sản xuất sẵn có, đồng thời việc ngừng cung cấp dịch vụ trở nên không bền vững, cuộc đua chống lại đại dịch dần chuyển biến thành cuộc đua tiêm chủng, miễn dịch cho toàn bộ dân số của đất nước.

Hiện nay, với biến thể Delta, rõ ràng là ngay cả với tỷ lệ tiêm chủng cao cũng sẽ không hoàn toàn ngăn chặn được sự lây lan của virus trong môi trường đô thị dày đặc, trừ khi các nước kết hợp thành công với các biện pháp điều trị, phòng bệnh tăng cường và đạt miễn dịch cộng đồng.

Mỗi nước một thành công

Khả năng thích ứng và thay đổi các chiến lược để phù hợp với tình hình dịch bệnh của các nước ASEAN được xem là đã đạt được thành công lớn trong thời gian qua.

Trong số những quốc gia đạt được thành công giai đoạn đầu của đại dịch, vào năm 2020, Việt Nam là nước nổi bật nhất trong việc ngăn chặn dịch bệnh lây lan tại biên giới và những khu vực báo cáo có ca lây nhiễm trong cộng đồng. Trong phần lớn những tháng đầu đại dịch, hầu như Việt Nam không ghi nhận ca tử vong nào gây nên bởi COVID-19, người dân cũng không chịu nhiều hạn chế để chống dịch.

Tuy nhiên, với sự xuất hiện của biến thể Delta, tình hình hoàn toàn thay đổi. Số ca nhiễm và tử vong tăng vọt, các đợt phong tỏa kéo dài ở nhiều khu vực, thành phố lớn đã gây khó khăn và thiệt hại đáng kể đối với sản lượng công nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam cũng được dự báo sẽ giảm tăng trưởng trong năm 2021 sau khi hứng chịu nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trung tâm Tài nguyên về virus COVID-19 của Đại học John Hopkins thông tin, tỷ lệ tử vong do COVID-19 đã tăng lên 21,31/100.000 trường hợp.

Về phía Singapore, từ kinh nghiệm khi trải qua đại dịch SARS đến hình thành cảnh giác sớm đối với COVID-19 khi tình trạng lây lan của dịch bệnh diễn biến nhanh ở các khu sinh hoạt cho lao động nước ngoài, quốc gia này nhìn chung đã đạt được thành công sau một đợt dịch vào năm 2020.

Khi chiến dịch tiêm chủng trở nên nổi bật, Singapore nhanh chóng áp dụng và tăng cường tiêm chủng cho dân số nước này vào thời điểm nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết của vaccine COVID-19.

Tuy nhiên, vẫn có một số quốc gia đang vật lộn để chống lại sự lây lan của đại dịch tàn khốc này.

Cụ thể, Brunei, tuy đã làm tốt trước khi biến thể Delta bùng phát và lây lan, song đến sau này, đất nước vẫn đối diện với nhiều tổn thất to lớn. Tỷ lệ tử vong trên 100.000 trường hợp đã tăng lên mức 14,77.

Tương tự, Campuchia – quốc gia có dân số trẻ và đạt được thành công trong chương trình tiêm chủng nay ghi nhận là 15,22/100.000 trường hợp.

Chỉ có Lào, với dân số trẻ và ít đô thị hóa hơn, ít bị ảnh hưởng bởi biến thể Delta vẫn giữ được tỷ lệ tử vong là 0,36/100.000 trường hợp.

Thái Lan và Malaysia nằm trong nhóm trung bình của các nước Đông Nam Á trong việc đối phó với COVID-19 vào năm 2020.

Mặt khác, Malaysia lại chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ, đẩy tỷ lệ tử vong trên 100.000 ca lên mức 85,54 trường hợp.

Đất nước nhìn chung đã phải vật lộn để kiểm soát sự tấn công dữ dội của biến thể Delta do nhiều thách thức và sự không thống nhất trong chính sách chống dịch.

Tình trạng phong tỏa kéo dài cũng gây ra khó khăn trên diện rộng cho các nhóm dân số có thu nhập thấp, khiến các nhóm từ thiện tự phát triển khai hỗ trợ các nhu yếu phẩm thiết yếu cho các hộ gia đình nghèo khó.

Nhìn lại năm 2020, Philippines và Indonesia là 2 quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Song tình hình vẫn tốt hơn so với các nước khác ngoài khu vực Đông Nam Á.

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù mở cửa trở lại nền kinh tế đang là xu hướng gia tăng trên toàn Đông Nam Á, nhưng vẫn chưa rõ đại dịch COVID-19 sẽ kéo dài bao lâu...

Giới chuyên gia cho rằng vẫn không thể loại trừ khả năng một biến thể mới sẽ xuất hiện để thay thế biến thể Delta. Điều này sẽ đòi hỏi một lần nữa các nước phải áp dụng những chiến lược mới và có lẽ sẽ là cần thiết phải triển khai các chương trình tiêm chủng mới. 

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Return to top