Thế giới

ASEAN tăng cường hành động chống bán hàng giả trực tuyến

ClockThứ Hai, 04/10/2021 21:25
TTH - Trong suốt 18 tháng tuân thủ các biện pháp hạn chế, giãn cách xã hội để chống dịch, người tiêu dùng ASEAN đang ngày càng chuyển hướng sang sử dụng thương mại điện tử để mua sắm. Tuy nhiên, một số người tiêu dùng không may mắn đã gặp các trường hợp như mua phải hàng giả.

Thị trường đang tràn lan thuốc trị COVID-19 giả, người tiêu dùng cần nâng cao cảnh giác. Ảnh minh họa: Hà Nội mới

Hàng giả - một vấn đề dai dẳng thường bị bắt gặp tại nhiều khu chợ trong toàn khu vực – nay càng dễ dàng ngụy trang hơn trên mạng sau một bức ảnh được chỉnh sửa kỹ thuật số, thay ghép bằng ảnh của các sản phẩm chính hãng. Tóm lại, người tiêu dùng hoàn toàn rất khó có thể kiểm tra chất lượng thực tế của một sản phẩm thông qua mua hàng trên mạng.

Để giải quyết vấn nạn này, ASEAN đang thúc đẩy hành động chống lại hàng giả trực tuyến và nâng cao nhận thức của công chúng bằng cách đánh dấu Tuần lễ thực thi Quyền sở hữu trí tuệ ASEAN lần đầu tiên, vừa kết thúc vào cuối tháng qua. Sự kiện triển khai các hành động phù hợp với Kế hoạch hành động 10 năm của ASEAN về quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2016 – 2025.

Được biết, tính đến năm 2020, 400 triệu dân ASEAN đã sử dụng internet. 1/3 trong số này chỉ mới bắt đầu sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm cả mua sắm trực tuyến trong thời kỳ đại dịch.

Tương tự như nhiều nhà bán lẻ đang xoay trục sang kinh doanh trực tuyến để phục vụ khách hàng, tội phạm mạng cũng bắt đầu bán nhiều hàng giả online hơn, đặc biệt là những sản phẩm có nhu cầu cao như khẩu trang, nước rửa tay và thuốc. Vấn đề được nhìn thấy khá rõ khi Hiệp hội người tiêu dùng Singapore đã báo cáo về số lượng khiếu nại hàng giả tăng gấp 3 lần trong năm 2020.

Vấn đề này đã thu hút sự quan tâm của INTERPOL, tổ chức quốc tế chuyên thực thi luật hình sự xuyên biên giới. Tổ chức đã và đang triển khai nhiều hành động nhằm giải quyết việc bán thuốc và sản phẩm chăm sóc sức khỏe giả trên mạng ở toàn thế giới, bao gồm cả ở ASEAN. Trong kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí tuệ được cập nhật gần đây của ASEAN, có 2 tài liệu mới đề cập đến việc thực thi luật trực tuyến.

Một cách được nhắc đến là tạo ra nền tảng trao đổi thông tin để thực thi quyền trực tuyến. Nếu các chính phủ ASEAN chia sẻ những dữ liệu quan trọng về mô hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trên các nền tảng trực tuyến, tội phạm mạng sẽ không thể trốn tránh cơ quan pháp luật bằng cách chuyển hoạt động sang các nước khác trong cùng khu vực.

Một khả năng khác là tạo ra các hướng dẫn của ASEAN về thi hành luật trực tuyến. Một cách tiếp cận nhất quán của ASEAN sẽ giúp các chủ sở hữu thương hiệu và người tiêu dùng dễ dàng xác định và báo cáo hàng giả, đồng thời ngăn chặn mọi lỗ hổng để tội phạm có thể trốn thoát.

Tuy hành động của các chính phủ ASEAN là rất quan trọng, song bên cạnh, tất cả các bên liên quan đều có vai trò trong cuộc chiến ngăn chặn “sự bành trướng” của hàng giả trực tuyến...

Thương mại điện tử sẽ tiếp tục phát triển ở khu vực ASEAN. Để giữ an toàn cho người tiêu dùng, các chính phủ, nền tảng thương mại điện tử và chủ sở hữu thương hiệu cần tiếp tục đổi mới để ngăn chặn việc bán hàng giả trực tuyến. Những hành động sửa đổi gần đây đối với kế hoạch hành động về quyền sở hữu trí tuệ của ASEAN cho thấy tầm nhìn rõ ràng của khu vực về một tương lai kỹ thuật số an toàn, linh hoạt và đáng tin cậy.

Hạnh Nhi

 (Lược dịch từ The ASEAN Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng

Trước những chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các đơn vị liên quan đã có nhiều hoạt động phối hợp tăng cường kiểm tra các cửa hàng, doanh nghiệp kinh doanh vàng. Theo đó, chênh lệch giữa giá vàng thế giới và trong nước đã dần thu hẹp.

Tăng cường quản lý hoạt động kinh doanh vàng
Return to top