Thế giới

ASEAN tăng cường hợp tác với các đối tác bên ngoài

ClockThứ Sáu, 21/05/2021 09:25
TTH.VN - Vừa qua, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN diễn ra ở Jakarta (Indonesia), Chủ tịch ASEAN 2021, Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah đã chỉ thị ngoại trưởng các nước tổ chức các cuộc gặp đặc biệt với Mỹ và Trung Quốc càng sớm càng tốt để tăng cường hơn nữa sự thống nhất và mối quan tâm của ASEAN đối với các đối tác đối thoại quan trọng nhất này.

ASEAN mong chờ gì từ nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Joe BidenASEAN mong đợi tìm kiếm quan hệ đối tác Mỹ - TrungASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung QuốcBộ trưởng Quốc phòng Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển ĐôngASEAN muốn Mỹ làm đối trọng cân bằng chiến lược ở Biển Đông

ASEAN cần tham gia hợp tác với Mỹ và Trung Quốc. Ảnh minh họa: asean.unmission.gov/TTXVN/Vietnam+

Lời kêu gọi của Chủ tịch ASEAN 2021 thể hiện tính cấp thiết và tầm quan trọng trong việc ASEAN tham gia hợp tác với các đối tác bên ngoài, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc vào thời điểm quan trọng như hiện nay.

Hai cuộc họp cấp bộ trưởng sắp tới, bao gồm các cuộc hội đàm giữa ASEAN – Mỹ và ASEAN – Trung Quốc đóng vai trò rất đặc biệt. Cụ thể, cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến với Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 23/5 được kỳ vọng sẽ làm mới quan hệ song phương trầm lắng 4 năm qua. Giới chuyên gia nhận định, Mỹ có cơ hội điều chỉnh lại chính sách của mình đối với ASEAN bằng cách cam kết rằng Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự các hội nghị thượng đỉnh trực tuyến liên quan đến ASEAN vào cuối tháng 10, cũng như triển khai nhiều hoạt động khác...

Được biết, sau khi được Thượng viện xác nhận vào cuối tháng 1, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã tổ chức cuộc điện đàm với Philippines và Thái Lan, hai đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ông ngay lập tức bày tỏ mong muốn tổ chức hội đàm cấp bộ trưởng giữa ASEAN và Mỹ để vạch ra các chiến lược của Mỹ đối với khu vực ASEAN.

Đối với Trung Quốc, cuộc họp giữa các bộ trưởng trong thời gian tới được kỳ vọng sẽ báo hiệu cho một mối quan hệ mới giữa ASEAN và Trung Quốc năng động hơn, thậm chí là tăng cường hơn trong một thế giới hậu đại dịch.

Nhìn chung, hai cuộc họp đều được xem là cơ hội tốt để ASEAN nhấn mạnh quyết tâm của khu vực trong việc đi theo con đường trung lập của mình. Vấn đề ở Myanmar, cuộc khủng hoảng COVID-19 đang diễn ra, cuộc chiến phục hồi sau đại dịch và phát triển tiểu vùng có thể là những lĩnh vực hợp tác mới giữa hai siêu cường mà ASEAN có thể làm cầu nối.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top