Thế giới

ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc

ClockThứ Sáu, 29/05/2020 14:51
TTH.VN - Do ảnh hưởng của chiến tranh thương mại và chứng kiến tốc độ phát triển nhanh chóng của các nền kinh tế ở các nước láng giềng phía Nam, hiện so với Mỹ, Trung Quốc đang giao dịch nhiều hơn với các nước Đông Nam Á.

Nhật Bản dịch chuyển sản xuất sang các nước ASEANTrung Quốc sẵn sàng hỗ trợ các nước, bao gồm cả ASEAN chống dịch COVID-19ASEAN, Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác chống lại dịch COVID-19ASEAN chống dịch COVID-19 với cách tiếp cận mạch lạc và toàn diệnAMRO: Dịch COVID-19 gây ảnh hưởng lớn đến ASEAN và nhiều quốc gia khác

ASEAN là đối tác thương mại lớn của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Free Malaysia Today/ Hà Nội Mới

Cụ thể, chỉ tính riêng quý I/2020, Trung Quốc đã xuất khẩu một khối lượng hàng hóa trị giá 478 tỷ USD sang phần còn lại của thế giới. Con số này chứng kiến mức giảm 13% so với cùng kỳ năm 2019 do ảnh hưởng từ sự suy thoái gây nên bởi đại dịch COVID-19 tác động đến thương mại toàn cầu.

Khoảng 14% khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc trong giai đoạn này được chuyển đến thị trường Mỹ. Tuy Mỹ vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, song với số liệu nêu trên, đây là thị phần thấp nhất mà Mỹ ghi nhận trong suốt 15 năm qua.

Gần đây nhất, vào năm 2018, Mỹ chỉ chiếm gần 20% lượng xuất khẩu của Trung Quốc, đánh dấu mức suy giảm nghiêm trọng do hậu quả của căng thẳng thương mại giữa hai cường quốc vốn đã bắt đầu nhen nhóm từ năm 2017. Sự căng thẳng này đã khiến mức thuế quan tăng rất cao.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc giảm tập trung cho thị trường Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xuất hiện. 10 quốc gia thành viên là các nền kinh tế đang phát triển của khu vực bao gồm Brunei, Myanmar, Malaysia, Lào, Thái Lan, Campuchia, Philippines, Singapore, Indonesia và Việt Nam đã và đang trở thành thị trường đáng quan tâm của Trung Quốc khi chiếm đến gần 16% giá trị xuất khẩu của nước này trong quý đầu tiên của năm 2020. Như vậy, lần đầu tiên khối thương mại này chiếm thị phần xuất khẩu của Trung Quốc lớn hơn so với Mỹ.

Trong số các nước ASEAN, lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc sang Việt Nam tăng nhanh nhất. Khi nền kinh tế Việt Nam chuyển hướng thúc đẩy công nghiệp hóa, lượng hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc đã tăng từ 1 tỷ USD vào năm 2001 lên thành hơn 60 tỷ USD vào năm 2019.

Đan Lê (Lược dịch từ Qz.com)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top