Thế giới

ASEAN và Nhật Bản hợp tác thu hồi kim loại quan trọng từ rác thải điện tử

ClockThứ Sáu, 25/08/2023 15:36
TTH.VN - Tạp chí Nikkei Asia ngày hôm nay (25/8) đưa tin, Nhật Bản sẽ hợp tác với các quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để trích xuất một cách an toàn các vật liệu quan trọng từ những chiếc điện thoại thông minh và các loại thiết bị khác được bỏ đi, tìm cách khai thác lượng rác thải điện tử ngày càng tăng của khu vực để thu hồi nguồn tài nguyên quan trọng.

WHO: Rác thải điện tử đe doạ sức khoẻ hàng triệu trẻ emRác thải điện tử trên toàn cầu vẫn tăng không ngừng

 Có thể tái chế và tái sử dụng các nguyên liệu quan trọng từ rác thải điện tử. Ảnh minh họa: GettyImages/TTXVN

Sự hợp tác này đã được Chính phủ Nhật Bản và ASEAN nhất trí tại một hội nghị của các Bộ trưởng Môi trường, được tổ chức trước đó vào ngày 24/8.

Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), rác thải điện tử tại các quốc gia ASEAN đã được ghi nhận ở mức 3,5 triệu tấn vào năm 2019, và đang tiếp tục gia tăng. Việc thu gom không đúng cách đã trở nên phổ biến, dẫn đến những lo ngại về môi trường và sức khỏe.

Nhật Bản sẽ hỗ trợ việc thiết lập các quy định về xử lý rác thải điện tử, bao gồm các hệ thống đăng ký và chứng nhận cho những doanh nghiệp thực hiện hoạt động thu gom và tháo gỡ.

Bên cạnh đó, Bộ Môi trường Nhật Bản sẽ đưa các chi phí liên quan vào yêu cầu ngân sách cho năm tài chính 2024, đồng thời làm việc với các chính quyền địa phương để thảo luận chi tiết.

Công tác đảm bảo những loại khoáng chất quan trọng đóng vai trò cần thiết đối với xe điện và pin lưu trữ, những yếu tố rất quan trọng cho quá trình khử carbon. Các nguồn tài nguyên kim loại tự nhiên hạn chế của Nhật Bản khiến hoạt động tái chế trở thành một phần quan trọng trong chiến lược đó.

Được biết, Nhật Bản nhập khẩu các bảng mạch và những bộ phận khác từ rác thải điện tử đã được tháo gỡ và phân loại, và thu hồi các khoáng chất quan trọng. Hơn 40% vật liệu điện tử tái chế được nhập khẩu.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Nikkei Asia)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC

Các cuộc họp chính trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 nhằm mục đích cung cấp định hướng chính sách rộng lớn hơn cho các thành viên APEC để tạo ra một môi trường có điều kiện thuận lợi cho thương mại và khai thác hội nhập kinh tế khu vực, tăng trưởng do công nghệ thúc đẩy, cũng như tăng cường đổi mới kinh doanh và việc làm, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho người dân trên khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Cải cách cốt lõi và hợp tác là cần thiết để đảm bảo tương lai APEC
Return to top