Thế giới

Rác thải điện tử trên toàn cầu vẫn tăng không ngừng

ClockThứ Sáu, 21/08/2020 16:06
TTH.VN - Theo thống kê của giới chuyên gia, mỗi năm, tổng lượng thiết bị điện tử được sử dụng trên thế giới như điện thoại, máy radio, đồ chơi, máy tính xách tay... tăng đến 2,5 triệu tấn. Khả năng xuất hiện “một núi rác thải điện tử” khổng lồ sau khi sử dụng ngày càng lớn.

Indonesia: Báo động tình trạng chuỗi thức ăn bị nhiễm độc do rác thải nhựaASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngUN: Tính cấp thiết của việc quản lý chất thải điện tửNgười dân Malaysia mong đợi được trả tiền để tái chế rác thảiRác thải điện tử nguy hại tăng mạnh ở Châu Á

Quy mô núi rác thải điện tử trên toàn cầu đang ngày càng khổng lồ. Ảnh minh họa: VTV News

Chỉ riêng trong năm 2019, thế giới đã tạo ra 53,6 tấn rác thải điện tử. Con số này tương ứng 7,3kg/người và tổng lượng rác thải tương đương sức nặng của 350 tàu du lịch.

Trong số các khu vực trên thế giới, châu Á thải rác thải điện tử nhiều nhất với 24,9 triệu tấn. Theo sau đó là châu Mỹ với 13,1 triệu tấn và châu Âu 12 triệu tấn. Trong khi đó, châu Phi và châu Đại dương lại thải rất ít rác thải điện tử, tương ứng chỉ 2,9 triệu tấn và 0,7 triệu tấn.

Dự kiến đến năm 2030, tổng lượng rác thải toàn cầu có thể sẽ tăng lên đến 74,7 triệu tấn, gần gấp đôi lượng rác thải điện tử mới thải ra hằng năm trong vòng 16 năm qua.

Hiện rác thải điện tử là loại rác thải sinh hoạt tăng nhanh nhất thế giới, chủ yếu là do có rất nhiều người mua các sản phẩm, thiết bị điện tử có tuổi đời sử dụng ngắn và ít khả năng, lựa chọn để sửa khi hư hỏng.

Tuy các dòng sản phẩm này có thể giúp cải thiện chất lượng sống, mức sống của con người và giá cả phải chăng giúp ngày càng nhiều người có thể tiếp cận sử dụng, song nhu cầu tăng mạnh trên toàn cầu đang vượt quá khả năng tái chế hoặc thải bỏ các phế phẩm điện tử một cách an toàn.

Một khi các sản phẩm đã bị lỗi thời và phải loại bỏ, những phế phẩm này có thể tích tụ trong môi trường, gây ô nhiễm môi trường sống và gây hại cho cả con người lẫn động vật hoang dã.

Tái chế rác thải điện tử

Trong một thông tin khác có liên quan, chỉ 17,4% rác thải điện tử của năm 2019 được thu gom và tái chế một cách chính thức.

Nghiêm trọng hơn, từ năm 2014, lượng rác thải điện tử được tái chế chỉ tăng 1,8 triệu tấn/năm. Tổng lượng chất thải điện tử phát sinh tăng 9,2 tấn/năm trong cùng thời kỳ. Đồng thời, số lượng rác thải điện tử không có xuất xứ rõ ràng cũng ngày càng tăng.

Theo một nghiên cứu mới nhất, giới chuyên gia phát hiện ra rằng châu Âu có tỷ lệ thu gom và tái chế rác thải điện tử cao nhất, chiếm 42,5% lượng rác thải điện tử được tạo ra vào năm 2019. Châu Á đứng thứ hai với 11,7%, sau đó là châu Mỹ và châu Đại dương với lần lượt 9,4% và 8,8%. Châu Phi có tỷ lệ tái chế chất thải điện tử thấp nhất, ở mức 0,9%.

Với những số liệu ghi nhận này, điều gì đã xảy ra với lượng rác thải điện tử còn lại trên thế giới (chiếm 82,6%) tạo ra trong năm 2019? Câu trả lời hiện vẫn chưa rõ ràng.

Ở các quốc gia có thu nhập cao, khoảng 8% rác thải điện tử được đổ vào thùng rác. Trong khi từ 7% - 20% là được xuất khẩu. Tại các quốc gia thu nhập thấp, rác thải đi đâu vẫn chưa được chứng minh rõ ràng bởi phần lớn lượng phế phẩm này chủ yếu được quản lý một cách không chính thức.

Tác động đến sức khỏe và môi trường

Nếu không có một hệ thống xử lý rác thải điện tử đáng tin cậy, các chất thải độc hại có trong chất thải điện tử như thủy ngân, chất chống cháy brom... nhiều khả năng sẽ thải thẳng ra môi trường và gây hại đến những người sinh sống, làm việc và vui chơi trong các khu vực có bãi phế liệu rác thải điện tử.

Cụ thể, thủy ngân được dùng trong màn hình máy tính và đèn huỳnh quang. Tiếp xúc trực tiếp với thủy ngân có thể gây ảnh hưởng đến não. Ước tính mỗi năm có khoảng 50 tấn thủy ngân trong các phế phẩm điện tử không rõ nguồn gốc bị xả thẳng vào môi trường. Thêm vào đó, chất thải điện tử không chỉ gây hại đến sức khỏe mà còn tác động trực tiếp vào sự nóng lên toàn cầu.

Điều này được lý giải là thiết bị trao đổi nhiệt độ lắp đặt trong tủ lạnh hoặc điều hòa không khí có thể thải ra khí thải nhà kính. Khoảng 98 triệu tấn khí thải nhà kính rò rỉ từ các bãi phế liệu mỗi năm, tương đương với 0,3% lượng khí thải toàn cầu từ ngành năng lượng.

Ngoài chất độc, rác thải điện tử còn chứa các kim loại quý và nguyên liệu thô hữu ích như vàng, bạc, đồng và bạch kim. Tổng giá trị của tất cả những kim loại quý bị bỏ đi dưới dạng rác thải điện tử ghi nhận trong năm 2019 được định giá đến 57 tỷ USD – lớn hơn GDP của hầu hết các nước.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, tính đến cuối năm 2019 đã có 78 quốc gia, chiếm 71% dân số thế giới có các chính sách quản lý rác thải điện tử. Trên cương vị của giới chuyên gia, các nhà nghiên cứu hy vọng các luật mới sẽ được đưa ra và thực thi hiệu quả để tỷ lệ chất thải điện tử được tái chế an toàn tăng nhiều nhất có thể.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
1.500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế

Tối 21/11, hội nghị Da liễu Quốc tế diễn ra phiên khai mạc chính thức. Hội nghị do Bệnh viện Da liễu Trung ương, Sở Y tế, Bệnh viện Da liễu tỉnh phối hợp tổ chức. Sự kiện quy tụ hơn 1.500 đại biểu trong, ngoài nước là các giáo sư, phó giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực da liễu, thẩm mỹ.

1 500 đại biểu tham dự hội nghị da liễu Quốc tế
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top