Thế giới

Australia dành ít nhất 30% diện tích đất để bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng

ClockThứ Ba, 04/10/2022 11:04
TTH.VN - Hãng tin Reuters sáng nay (4/10) dẫn lời Bộ trưởng Môi trường Australia Tanya Plibersek cho biết quốc gia này sẽ dành ít nhất 30% diện tích đất cho việc bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng. Đây được xem là một nỗ lực của chính phủ Australia nhằm bảo vệ các loài động thực vật ở lục địa đảo nổi tiếng với các loài mà không nơi nào khác trên thế giới có được.

Gấu túi tại New South Wales (Australia) đã được đưa vào danh sách các loài "có nguy cơ tuyệt chủng". Ảnh: abc.net.au

Australia đã mất nhiều loài động vật có vú hơn bất kỳ châu lục nào khác và là một trong những quốc gia có tốc độ suy giảm loài nghiêm trọng nhất trong số các nước giàu nhất thế giới, báo cáo môi trường 5 năm do Chính phủ nước này công bố hồi tháng 7 cho thấy.

Báo cáo cũng cho thấy số lượng các loài được thêm vào danh sách các loài bị đe dọa hoặc có nguy cơ cao đã tăng trung bình 8% so với báo cáo trước đó hồi năm 2016.

“Nhu cầu hành động để bảo vệ thực vật, động vật và hệ sinh thái của chúng ta khỏi nguy cơ tuyệt chủng đang lớn hơn bao giờ hết”, Bộ trưởng Plibersek nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Bằng cách ưu tiên 110 loài và 20 địa điểm, Bộ trưởng Plibersek cho biết các khu vực được quản lý để bảo tồn sẽ được tăng thêm 50 triệu ha. Kế hoạch 10 năm sẽ được xem xét lại vào năm 2027.

Chính phủ của đảng Lao động mới được bầu gần đây của Australia đã cam kết với một kế hoạch trị giá 224,5 triệu đô la Australia (146 triệu USD) để giúp bảo vệ các loài động thực vật bản địa đang bị đe dọa của đất nước.

Australia, quốc gia có diện tích đất lớn thứ 6 trên thế giới, là nơi sinh sống của các loài động vật độc đáo như gấu túi và thú mỏ vịt. Tuy nhiên, số lượng của các loài này đang giảm dần do hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và sự xâm phạm của con người vào môi trường sống của chúng.

Gấu túi sống dọc theo phần lớn khu vực bờ biển phía đông đã được liệt kê vào danh sách các loài “có nguy cơ tuyệt chủng” hồi tháng 2 năm nay, sau khi các chuyên gia thiên nhiên ước tính Australia đã mất khoảng 30% số lượng gấu túi trong 4 năm qua.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học

Không chỉ mang giá trị về lịch sử, văn hóa, cây di sản còn là niềm tự hào của người dân mỗi địa phương. Đối với cây di sản trong trường học, việc lan tỏa giá trị cây di sản gắn với các hoạt động thiết thực cho học sinh càng mang lại nhiều ý nghĩa.

Bảo tồn và lan tỏa giá trị cây di sản trong trường học
Chung tay bảo vệ động vật hoang dã

Ngày 19/7, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, tổ chức truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) cho các cơ sở gây nuôi ĐVHD.

Chung tay bảo vệ động vật hoang dã
Nhiều cá thể động vật quý hiếm được thả về tự nhiên

Thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh ngày 21/6, sau khi tiếp nhận từ người dân tự nguyện giao nộp và tiến hành chăm sóc, có 6 cá thể động vật hoang dã quý, hiếm được thả về môi trường tự nhiên trong điều kiện sức khoẻ bình thường.

Nhiều cá thể động vật quý hiếm được thả về tự nhiên
Xử phạt nặng hành vi săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã

Thời gian gần đây, nạn săn bắt, tiêu thụ, quảng cáo để kinh doanh, buôn bán, chế biến các loài động vật hoang dã (ĐVHD) diễn biến khá phức tạp. Hành vi này có thể bị phạt lên đến 100 triệu đồng và truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xử phạt nặng hành vi săn bắt, tiêu thụ động vật hoang dã
Return to top