Thế giới

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

ClockThứ Tư, 20/11/2024 16:01
TTH.VN - Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Thêm 4 quốc gia khẳng định ủng hộ việc xóa bỏ khoảng cách tiền lương theo giới tínhILO: Thu hẹp bất bình đẳng giới về lương quan trọng hơn bao giờ hết

 Australia ghi nhận sự cải thiện trong khoảng cách tiền lương theo giới tính.  Ảnh: THX/SGGP

Theo Cơ quan Bình đẳng giới tại nơi làm việc (WGEA) của Australia, tổng khoảng cách lương theo giới tính (không bao gồm các CEO và những người đứng đầu doanh nghiệp) đã giảm xuống còn 21,1% trong năm tính đến tháng 3/2024 - một sự cải thiện so với tỷ lệ năm trước (21,7%).

Bà Mary Wooldridge, Giám đốc điều hành WGEA cho biết mức giảm 0,6 điểm phần trăm trong khoảng cách lương theo giới tính so với năm ngoái là “rất tích cực”, diễn ra khi hơn 50% số nhà tuyển dụng đã nỗ lực để cải thiện khoảng cách lương giữa lao động nam và lao động nữ làm cùng một công việc ở nước này.

“Kết quả cho thấy sự thay đổi đang diễn ra, với sự gia tăng đáng kể các nhà tuyển dụng chú ý đến nguyên nhân thúc đẩy khoảng cách lương theo giới tính và có hành động tích cực”, bà Mary nêu rõ. 

Theo WGEA, yếu tố đóng góp đáng kể cho sự thu hẹp chênh lệch tiền lương theo giới ở Australia là sự tăng lương ở những người lao động được trả lương thấp, đặc biệt là trong lĩnh vực chăm sóc người già, nơi phụ nữ chiếm khoảng 80% tổng số nhân viên. WGEA kỳ vọng dữ liệu của năm tới sẽ được cải thiện hơn nữa để tính đến mức tăng lương theo lịch trình cho những người chăm sóc trẻ em.

Bà Katy Gallagher, Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, bày tỏ sự hoan nghênh khi khoảng cách lương theo giới ở Australia đang ở mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu ghi nhận báo cáo từ năm 2014. Bà khẳng định “những nỗ lực của chúng tôi nhằm nâng cao mức lương, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp dành cho phụ nữ, đang có tác động thực sự đến việc thu hẹp khoảng cách lương theo giới tính”.

Tuy nhiên, dữ liệu về khoảng cách lương theo giới tính cho thấy các CEO nữ của nước này được trả lương thấp hơn các đồng nghiệp nam ở cùng vị trí trung bình 170.000 USD/năm - tức chênh lệch lương theo giới tính là 25%, và có nhiều nam giới được tuyển dụng ở cấp CEO hơn là phụ nữ (78% tổng số CEO tại Australia là nam giới).

Cơ quan về giới cho rằng sự đại diện của phụ nữ trong ban quản trị có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng thay đổi tổ chức hướng tới bình đẳng giới. Tuy nhiên, tỷ lệ chung của phụ nữ trong ban quản trị hầu như không thay đổi trong những năm gần đây, chỉ ở mức khoảng 1/3 so với nam giới.

Theo phân tích, một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới sự chênh lệch lương này là mô hình giới tính trong các ngành nghề khác nhau. Một đặc điểm lâu đời của lực lượng lao động là các ngành do nam giới thống trị (như xây dựng,…) có mức thu nhập trung bình vượt xa các ngành do nữ giới thống trị như giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khỏe và trợ giúp xã hội.

Tuy vậy, báo cáo của WGEA cũng chỉ ra những nỗ lực đáng ghi nhận. Cụ thể, 45% người sử dụng lao động tại Australia hiện đang đặt ra mục tiêu cải thiện bình đẳng giới, bao gồm các mục tiêu tăng số lượng phụ nữ trong ban quản lý, thu hẹp khoảng cách lương theo giới tính và đạt được sự cân bằng giới tính trong cơ quan quản lý của họ. Ngoài ra, hơn 56% người sử dụng lao động và trong hầu hết ngành đã cải thiện mức chênh lệch lương trung bình giữa nam và nữ trong năm qua.

Chính phủ Australia hôm nay (20/11) tuyên bố sẽ trình luật mới lên Quốc hội trong tuần này, trong đó yêu cầu các tổ chức có 500 nhân viên trở lên phải đặt ra các mục tiêu có thể đo lường được để thúc đẩy bình đẳng giới tại nơi làm việc của họ.

Trong một tuyên bố Bộ trưởng Bộ Phụ nữ Katy Gallagher cho biết người sử dụng lao động phải chọn các mục tiêu liên quan đến thành phần giới tính của lực lượng lao động, khoảng cách lương theo giới tính, chế độ làm việc linh hoạt, tham vấn tại nơi làm việc về bình đẳng giới và các nỗ lực ngăn chặn quấy rối tình dục.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ Straitstimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các khu công nghiệp

Trong những năm qua, ESG - bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố về phát triển bền vững và ảnh hưởng của doanh nghiệp đến cộng đồng đã trở thành mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp toàn cầu. Tại Việt Nam, có đến 80% doanh nghiệp cam kết, lên kế hoạch triển khai bộ tiêu chí này. Theo đó, xây dựng giá trị xã hội là yếu tố quan trọng hàng đầu của ESG để tạo lập môi trường bình đẳng cho người lao động tại nơi làm việc.

Nâng cao nhận thức về bình đẳng giới tại các khu công nghiệp
Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ngày 22/5 cho biết trường hợp nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người đã được xác nhận tại Mỹ kể từ khi virus này được phát hiện lần đầu tiên ở bò sữa vào cuối tháng 3 vừa qua.

Mỹ ghi nhận ca nhiễm cúm gia cầm thứ hai ở người
Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh

Như một phần trong nỗ lực kiềm chế dòng người di cư, chính quyền Australia hôm qua (8/5) tuyên bố sẽ tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu mà sinh viên quốc tế cần có để nhận được thị thực (visa) vào nước này, đồng thời cũng cảnh báo một số trường đại học về các hành vi gian lận trong việc tuyển dụng du học sinh.

Australia tăng hạn mức tiết kiệm tối thiểu để có visa đối với du học sinh
Return to top