Thế giới

Australia tăng đầu tư cho nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19

ClockThứ Hai, 21/09/2020 14:41
Chính phủ Australia cho biết, nước này sẽ chi bổ sung 6 triệu AUD cho công tác nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19.

Bước ngoặt của cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 đang đến gầnWHO kêu gọi các nước không chủ quan trước sự phát triển của vaccine Covid-19

Chính phủ Australia mới đây đã quyết định đầu tư bổ sung 6 triệu đôla Australia (AUD) cho công tác nghiên cứu phát triển vaccine ngừa Covid-19, đồng thời khẳng định vaccine được phát triển thành công sẽ được phân phối đi khắp thế giới.

Australia tăng đầu tư phát triển vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Herald Sun

Trong một thông báo mới đây, chính phủ Australia cho biết, nước này sẽ chi bổ sung 6 triệu AUD cho công tác nghiên cứu và phát triển vaccine Covid-19. Trong đó các nhà khoa học thuộc Đại học Melbourne nhận được 3 triệu AUD để tiếp tục phát triển 2 loại vaccine đang thử nghiệm và Đại học Sydney sẽ được đầu tư 3 triệu AUD để thử nghiệm lâm sàng một loại vaccine Covid-19 khác.

Trong bài phát biểu công bố khoản đầu tư mới vào hôm qua (20/9), Bộ trưởng Y tế Greg Hunt tuyên bố, việc phát triển vaccine Covid-19 đảm bảo an toàn và hiệu quả là ưu tiên quan trọng của chính phủ Australia. Vaccine sau khi được thử nghiệm thành công sẽ được phân phối tại Australia và khắp nơi trên thế giới.

Đáng chú ý, trong số 3 loại vaccine đang được phát triển tại Australia, vaccine của Đại học Sydney sẽ sử dụng công nghệ không dùng kim tiêm. Với công nghệ PharmaJet, vaccine sẽ được đưa qua da dưới dạng một dòng chất lỏng hẹp và chính xác. Phương pháp này đảm bảo sẽ không gây đau đớn và loại bỏ việc sử dụng kim tiêm. Hiện các nhà khoa học đang tìm kiếm 150 người tình nguyện để thử nghiệm tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.

Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Australia đang tiếp tục chuyển biến rất tích cực khi số ca nhiễm mới hàng ngày đã giảm mạnh. Tại Victoria, bang điểm nóng dịch Covid-19 lần 2, số ca mắc mới đã giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 3 tháng trở lại đây và làm dấy lên hy vọng cuộc sống của người dân sẽ sớm trở lại như thường lệ.

Theo tin cập nhật từ cơ quan y tế Australia, ngày hôm nay (21/9), bang Victoria ghi nhận 2 trường hợp tử vong và 11 ca mắc mới. Đây là mức tăng hàng ngày thấp nhất tính từ giữa tháng 6 và giảm mạnh so với 700 ca mắc vào đầu tháng 8/2020. Trong 2 tuần qua, số ca mắc trung bình mỗi ngày là 34 trường hợp. Và nếu con số này tiếp tục giảm, Victoria sẽ nới lỏng thêm các hạn chế kiểm dịch vào cuối tháng này.

Cũng trong ngày hôm nay, bang New South Wales ghi nhận 4 ca mắc mới, trong đó chỉ có 1 ca lây nhiễm cộng đồng. Bang Queensland có thêm 1 ca mắc là du khách nhập cảnh, trong khi các địa phương khác tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Phát triển kinh tế tập thể: Hướng đi hiệu quả

Việc liên kết sản xuất, đổi mới mẫu mã, phương thức bán hàng đã giúp các mô hình kinh tế hợp tác xã (HTX) phát huy tối đa lợi thế, thúc đẩy sự phát triển, nhất là các sản phẩm công nghiệp nông thôn...

Phát triển kinh tế tập thể Hướng đi hiệu quả
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Return to top