Thế giới

Australia với nỗ lực tạo ra nền kinh tế không rác thải

ClockThứ Ba, 03/05/2022 17:53
TTH.VN - Dạo quanh trung tâm thành phố Sydney, sẽ không mất nhiều thời gian để bạn có thể tìm thấy một thùng rác tái chế hoặc một sản phẩm làm từ vật liệu tái chế.

Australia sẽ cấm xuất khẩu tất cả các loại rác vào năm 2022Australia tìm ra cách tái chế nhựa thành dầu nhiên liệu giá thành rẻAustralia cam kết đẩy mạnh cuộc chiến với rác thải nhựa

Ngành công nghiệp tái chế rác thải của Australia có thể thu thêm khoản lợi nhuận đến hơn 300 triệu AUD mỗi năm. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

Mặc dù có vẻ không đáng kể, nhưng đó là một dấu hiệu cho thấy tình hình đóng gói bao bì sản phẩm của Australia đang thay đổi như thế nào.

Cách đây 5 năm, đất nước này có một nền kinh tế tuyến tính về đóng gói, cơ bản liên quan đến việc lấy nguyên liệu thô từ trái đất, sử dụng chúng để tạo ra sản phẩm để buôn bán và thải bỏ chúng khi sản phẩm hết tuổi thọ.

Theo báo cáo tình hình chất thải quốc gia của Australia được công bố vào năm 2018, khoảng 40% trong số 54 triệu tấn rác thải mà nước này tạo ra từ năm 2016 đến năm 2017 đã được đưa đến các bãi chôn lấp, tương đương khoảng 880kg/người.

Để quản lý hoạt động tái chế, Australia - cũng như nhiều quốc gia phát triển khác - phụ thuộc vào việc xuất khẩu rác thải ra nước ngoài đến các nước như Trung Quốc, Malaysia và Ấn Độ.

Tuy nhiên, bước ngoặt đã được tạo ra vào năm 2017 - khi Trung Quốc thông báo sẽ ngừng tiếp nhận rác thải nhựa và đồ tái chế trên thế giới. Điều này đã tạo ra một vấn đề lớn đối với các công ty thu hồi và tái chế rác thải ở Australia nói riêng và trên toàn cầu nói chung, khi các nhà tái chế phải tranh nhau tìm nơi nào đó để gửi rác thải mà họ đã thu gom.

Do không có nhiều lựa chọn, các công ty thu hồi và tái chế rác thải buộc phải tìm các đơn vị thu mua thay thế các rác thải tái chế ngay tại Australia, lưu trữ rác thải trong một cơ sở cho đến khi tìm được thị trường nước ngoài, trả phí và vận chuyển rác thải đến các bãi chôn lấp, hoặc khám phá các cơ hội biến rác thải thành năng lượng.

Cùng với sự thay đổi trong thái độ của người tiêu dùng đối với tính bền vững, điều này đã dẫn đến những thay đổi đáng kể trong cách quản lý rác thải của Australia và thúc đẩy nước này hướng tới một nền kinh tế tuần hoàn.

Nâng cao mục tiêu tái chế

Australia hiện đang chạy đua để đạt được mục tiêu 100% bao bì đóng gói của nước này đều có thể tái chế, phân hủy hoặc tái sử dụng vào năm 2025. Nước này cũng đang tìm cách nâng tỷ lệ tái chế bao bì nhựa lên 70% trong cùng khung thời gian.

Theo số liệu mới nhất từ ​​Tổ chức Hiệp ước Bao bì Australia (APCO), 86% bao bì của nước này có thể tái chế, phân hủy hoặc tái sử dụng tính đến năm tài chính 2019-2020.

Tổ chức phi lợi nhuận này hiện đang làm việc với 2.200 thành viên là các doanh nghiệp chiếm khoảng 20% GDP của đất nước đang hoạt động trên hơn 150 lĩnh vực, bao gồm bán lẻ, thực phẩm và đồ uống, viễn thông… để thiết kế bao bì cho các sản phẩm đang lưu hành và mở rộng thị trường cho bao bì đã qua sử dụng.

Tuy nhiên, quốc gia này dường như đang bị tụt lại phía sau trong mục tiêu tái chế, với chỉ 16% bao bì nhựa được tái chế hoặc phân hủy hoàn toàn thành phân ủ trong giai đoạn 2009-2020.

Giám đốc điều hành của APCO Brooke Donnelly cho biết “lĩnh vực thách thức nhất là cải thiện khả năng thu gom và tái chế”. “Chúng tôi thực sự cần đảm bảo rằng rác thải đang được thu thập đúng cách và phân loại phù hợp, và các vật liệu được đưa vào cơ sở hạ tầng đang được xây dựng, để đảm bảo rằng chúng đang thực sự được tái chế”, bà nhấn mạnh.

Rác thải được đưa vào xử lý trong một nhà máy tái chế. Ảnh: Doanhnhansaigon.vn

Phân loại rác thải đúng cách

Để khuyến khích người tiêu dùng tái chế đúng cách, APCO đã tạo ra nhãn tái chế mà các thương hiệu ở nước này có thể thêm vào trên các nhãn sản phẩm để xác định rõ ràng hơn các thành phần khác nhau và phân loại dễ dàng hơn khi vứt bỏ.

Được phát triển vào năm 2018, các nhãn này liệt kê các thành phần hoặc vật liệu được sử dụng trong đóng gói sản phẩm như hộp hoặc nắp, kèm theo hướng dẫn về việc chúng nên được tái chế, vứt bỏ hay tái chế đặc biệt - ví dụ như thông qua thùng thu gom nhựa mềm.

Theo bà Donnelly, việc này giúp người tiêu dùng vứt bỏ rác thải vào đúng thùng và đảm bảo rằng chúng sẽ thực sự đến được những cơ sở tái chế, giáo dục mọi người cách phân loại đúng các loại rác thải.

Trong khi đó, một thử nghiệm do một nhóm công ty bao gồm Nestlé, Nespresso Australia và công ty tái chế iQRenew thực hiện nhằm thu gom, xử lý và tái chế nhựa phế thải mềm từ các gia đình thành các sản phẩm khác cũng đã được mở rộng đến nhiều hộ gia đình hơn.

Tính đến nay, khoảng 15.000 hộ gia đình ở khu vực Central Coast và Newcastle Council đang tham gia vào chương trình tái chế Curby Soft Plastics, tăng so với chỉ 2.000 hộ khi chương trình thử nghiệm lần đầu tiên được triển khai vào năm 2020.

Nhựa mềm như giấy gói bánh quy và túi nhựa được thu gom trải qua quá trình tái chế vật lý và hóa học để tạo ra loại nhựa có thể được sử dụng để sản xuất nhiều loại sản phẩm như bao bì hoặc các tấm pano dùng trong xây dựng. Đến nay, chương trình đã giúp chuyển hơn 50.000kg nhựa mềm từ các bãi rác đến các trung tâm tái chế.

Được biết, chương trình hiện đang mở rộng quy mô và ngày càng có nhiều cơ sở thu hồi rác thải nhựa trực tuyến.

“Mọi thứ đang phát huy tác dụng”, bà Donnelly lạc quan cho biết.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa

Với chủ đề “Thực hiện hành động chấm dứt ô nhiễm nhựa”, diễn đàn SEA of Solutions (SoS) 2024 vừa được tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào cuối tuần qua đã kêu gọi các quốc gia châu Á mới nổi, đặc biệt là ở Đông Nam Á, cần phân bổ nhiều nguồn lực hơn vào tuần hoàn nhựa để giảm ô nhiễm nhựa và đảm bảo phát triển bền vững.

Nhiều nước châu Á cần tăng cường tái chế để giảm ô nhiễm nhựa
Return to top