Thế giới

Bất bình đẳng giàu nghèo ở Indonesia tăng cao kỷ lục

ClockThứ Ba, 08/12/2015 14:34
TTH.VN - Sự bất bình đẳng giàu nghèo ở Indonesia đang tăng cao đến mức kỷ lục, hãng tin CNA trích dẫn thông tin từ một báo cáo của Ngân hàng Thế giới tại Jakarta vừa được công bố hôm nay (8/12) cho biết.


Sự bất bình đẳng giàu nghèo ở Indonesia tăng cao kỷ lục. Ảnh: AFP

Hệ số Gini - một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng của Ngân hàng Thế giới (WB), đã tăng từ 30 điểm năm 2000 lên 41 điểm vào năm 2014 - mức cao nhất ghi nhận được tại Indonesia. Sự bất bình đẳng này diễn ra ngay cả khi Indonesia có mức tăng trưởng cao bền vững và có tỷ lệ giảm nghèo quốc gia cao đáng kể.

Bốn nguyên nhân chính được xác định cho tình trạng này là bất bình đẳng về cơ hội, công việc làm không đồng đều, sự giàu có mang tính tập trung và sức bật thấp của những người nghèo.
"Indonesia đang có nguy cơ bỏ rơi những người nghèo và người dễ bị tổn thương tụt lại phía sau", ông Radrigo Chaves, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Indonesia nhận định. "Việc xóa đói giảm nghèo đã bắt đầu đình trệ, khi mức suy giảm gần bằng 0 trong năm 2014. Thu nhập bất bình đẳng đang tăng lên nhanh chóng và có đến 1/3 tình trạng này được cho là do sự bất bình đẳng về cơ hội".
Để cải thiện, Ngân hàng Thế giới đề xuất 4 hoạt động chính: nâng cao việc cung cấp các dịch vụ địa phương cho các mảng sức khỏe, giáo dục và kế hoạch hóa gia đình; thúc đẩy tăng trưởng việc làm và đào tạo kỹ năng tốt hơn; đảm bảo sự bảo vệ của chính phủ trước những cú sốc kinh tế; và sử dụng các loại thuế và chi tiêu chính phủ hợp lý để giảm tình trạng bất bình đẳng.
Mức nghèo ở đô thị và nông thôn đã được cải thiện trong những năm gần đây, tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng, hầu hết những người thoát nghèo vẫn còn rất khó khăn, khi một thống kê về việc xóa đói giảm nghèo ở Indonesia có những điều kiện rất dễ dàng, dẫn đến kết quả đưa ra là “một bức tranh lạc quan thái quá”.
Ngân hàng Thế giới trước đây xác định Indonesia là một "quốc gia dân chủ mạnh mẽ" với một quỹ đạo tăng trưởng ấn tượng. Nhưng vào tháng 10 vừa qua, WB lưu ý một trong những thách thức chính của Indonesia là "khoảng 40% người dân vẫn chỉ có thu nhập quay quanh mức chuẩn nghèo quốc gia, với 330.776 rupiah trên đầu người mỗi tháng (khoảng 22,6 USD)".
Bảo Nghi (lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu

Hiện nay, tính cấp thiết của việc tìm ra giải pháp cho tình thế tiến thoái lưỡng nan về biến đổi khí hậu chưa bao giờ rõ ràng hơn. Vào năm 2024, cuộc thảo luận toàn cầu về thích ứng với khí hậu đã trở nên sâu sắc. Nhiệt độ tăng cao, các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và hệ sinh thái thay đổi đặt ra những thách thức đáng kể cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển.

GCA cam kết thúc đẩy toàn cầu hành động thích ứng với biến đổi khí hậu
Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025

Khi trí tuệ nhân tạo (AI) chuẩn bị tái định hình các ngành công nghiệp trên toàn thế giới, một nghịch lý đang nổi lên rằng mặc dù nhu cầu tận dụng tiềm năng của công nghệ đang ngày càng tăng, các kỹ năng liên quan đến AI nhìn chung vẫn thiếu hụt.

Phải nỗ lực thu hẹp khoảng cách kỹ năng AI vào năm 2025
Return to top