Thế giới

Bất chấp suy thoái toàn cầu, du lịch ASEAN vẫn phát triển

ClockThứ Năm, 31/10/2019 18:14
TTH - Theo The Bangkok Post, ngành du lịch ở Đông Nam Á vẫn phát triển “khỏe mạnh” mặc dù kinh tế toàn cầu suy thoái. Tuy nhiên, các chuyên gia nhấn mạnh rằng các nước ASEAN cần tăng cường hợp tác để viết tiếp câu chuyện thành công về du lịch của khu vực này.

Thái Lan diễn tập an ninh, sẵn sàng cho Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 35Thương mại điện tử tăng trưởng kỷ lục ở ASEANCampuchia: ASEAN hướng đến chuyển đổi kỹ thuật số và kết nối thông minhHàn Quốc, ASEAN nhất trí hợp tác về 5G, AIASEAN góp phần thúc đẩy GDP toàn cầu

Nha Trang - một trong những điểm đến được yêu thích nhất của khách du lịch Thái Lan. Ảnh: Vietbao

Ông Morragotwong Phumplab, trợ lý giáo sư của Đại học Thammasat (Thái Lan) cho rằng, ngành du lịch ở mỗi quốc gia ASEAN đều tự hào có những nét độc đáo riêng, thu hút du khách quốc tế đến khu vực. Nhưng thay vì hợp tác như một tour du lịch ASEAN trọn gói với các điểm đến hàng đầu trong khu vực, các quốc gia hiện nay lại chỉ mới chú trọng đến việc quảng bá các điểm tham quan trong nước của riêng mình.

Thực tế, hầu hết du khách đều theo sát kế hoạch du lịch của họ trong mùa cao điểm hoặc trong khoảng thời gian nghỉ học, bất chấp sự suy thoái kinh tế, vì họ muốn có những trải nghiệm mới khi đi du lịch, ông Kritchanat Kulratchahirun - giám đốc điều hành của công ty NB Holiday Tour cho biết.

Bangkok Post dẫn lời ông Kritchanat tiết lộ rằng, Việt Nam là điểm đến nước ngoài phổ biến nhất đối với khách du lịch Thái Lan trong năm nay, nhất là các điểm đến mới phát triển như Đà Nẵng, Nha Trang – các thành phố nổi tiếng với những bãi biển đẹp.

Lào cũng là một quốc gia được yêu thích khác của du khách Thái Lan, với Luông Pha Băng, Vang Vieng và Viêng Chăn là những điểm đến được ghé thăm nhiều nhất.

“Miễn là mọi người vẫn quan tâm đến du lịch, thì cho dù các điểm đến là cung đường ngắn hay đường dài, vẫn sẽ có cơ hội cho ngành công nghiệp du lịch phát triển”, ông Kritchanat khẳng định. Tuy nhiên, trong bối cảnh cạnh tranh cao để thu hút khách hàng, các công ty lữ hành phải nhanh chóng thích nghi với sự chuyển đổi kỹ thuật số nếu muốn duy trì hoạt động kinh doanh.

Dữ liệu cho thấy, Thái Lan hiện được xếp hạng là điểm đến cuối tuần hàng đầu khu vực của du khách, nhờ giá vé máy bay rẻ và các điểm tham quan phong phú. Hơn nữa, đất nước này còn nổi tiếng với các địa điểm mua sắm, nhất là các khu chợ đêm ở Bangkok, nơi cung cấp các sản phẩm chất lượng tốt với giá cả hợp lý, ông Klissada Ratanapruk, Giám đốc điều hành của Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) phụ trách khu vực ASEAN, Nam Á và Nam Thái Bình Dương cho biết.

Thái Lan đã thu hút khoảng 4,2 triệu khách du lịch Malaysia trong năm ngoái, mặc dù đồng baht mạnh hơn. Trong khi đó, du khách đến từ Myanmar là những người chi tiêu cao nhất trong khu vực, với các khoản chi trung bình 59.000 baht cho mỗi chuyến du lịch đến Thái Lan, trong đó nhiều người đến để điều trị y tế. Mức chi tiêu này cao hơn mức chi tiêu trung bình khoảng 37.000 baht trong khu vực. Số lượng du khách ASEAN đến Thái Lan dự kiến ​​sẽ tăng 5% từ mức 10,5 triệu trong năm 2018, với doanh thu du lịch hiện tại là 320 tỷ baht.

Theo Bộ Du lịch và Thể thao, Thái Lan đã đón 7,75 triệu du khách từ 9 quốc gia ASEAN trong 9 tháng đầu năm nay, tăng 5,33% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính tổng du khách đã chi tiêu 233,2 tỷ baht, tăng 5,5% so với năm trước.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số

Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 và chuyển đổi số đang là cơ hội vàng thúc đẩy phát triển các ngành nghề, lĩnh vực và kinh tế - xã hội của địa phương. Để tận dụng những lợi thế tốt nhất, tỉnh đã và đang tập trung đầu tư, đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cho công nghệ thông tin (CNTT).

Vận dụng các thiết chế thúc đẩy phát triển công nghệ số
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top