Thế giới

Bế mạc Khóa họp thứ 42 Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc

ClockThứ Bảy, 28/09/2019 15:16
Trong 2 ngày 26-27/9, tại Trụ sở Liên hợp quốc ở Geneva của Thụy Sĩ, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã tiến hành các phiên thảo luận cuối cùng, thông qua 37 nghị quyết và một Tuyên bố chủ tịch tại Khóa họp thường kỳ lần thứ 42.

Phó Thủ tướng tiếp xúc song phương tại tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hiệp quốcNhật Bản muốn Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc cải cách cơ cấuAnh tổ chức hội nghị thượng đỉnh Brexit không chính thức tại Mỹ[Infographics] Những đóng góp của Việt Nam trong hoạt động của LHQSự kiện kỷ niệm hội nghị thượng đỉnh liên Triều dó nguy cơ bị hủyLiên Hợp Quốc: “Siêu bão” là dấu hiệu của biến đổi khí hậu nặng nề

Đại sứ Dương Chí Dũng, Trưởng phái đoàn Việt Nam tại LHQ làm Trưởng đoàn Việt Nam tham dự Khóa họp thứ 42 Hội đồng Nhân quyền LHQ. Ảnh: Tố Uyên/TTXVN

Đoàn Việt Nam do Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền Dương Chí Dũng, Trưởng phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc làm Trưởng đoàn.

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, trong ba tuần làm việc, Hội đồng Nhân quyền đã thảo luận nhiều vấn đề về quyền con người như quyền nước sạch và vệ sinh, tác động của các lệnh trừng phạt đơn phương lên nhân quyền, các hình thức nô lệ hiện đại.

Hội đồng xem xét tình hình nhân quyền tại một số quốc gia như Myanmar, Syria, Yemen... và thảo luận các biện pháp tăng cường hỗ trợ kỹ thuật cho các nước Cộng hòa Dân chủ Congo, Ukraine, Lybia, Somalia, Sudan...

Phiên thảo luận về tác động của các biện pháp trừng phạt đơn phương đối với quyền con người và vấn đề đưa cách tiếp cận bình đẳng giới vào hoạt động của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế trực thuộc cũng được tổ chức trong khuôn khổ Khóa họp.

Như thường lệ, Hội đồng đã thông qua báo cáo rà soát định kỳ phổ quát của 14 nước thuộc Chu kỳ rà soát thứ 3, gồm Na Uy, Albania, Cộng hòa Dân chủ Congo, Cote d’Ivoire, Bồ Đào Nha, Butan, Dominica, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Brunei, Costa Rica, Guinea Xích đạo, Ethiopia, Qatar và Nicaragua. 

Trong số 37 nghị quyết của Khóa họp, có 25 nghị quyết được thông qua bằng đồng thuận, gồm Nghị quyết về quyền của người cao tuổi, quyền sức khỏe, quyền an sinh xã hội, Nghị quyết về Chương trình giáo dục nhân quyền thế giới, Nghị quyết về quyền riêng tư trong kỷ nguyên số…

Bên cạnh đó, Hội đồng Nhân quyền đã thông qua bằng bỏ phiếu 12 nghị quyết; trong đó đáng chú ý là Nghị quyết về tình hình nhân quyền tại Myanmar, Venezuela, Yemen, Syria, Nghị quyết về thành phần nhân viên Văn phòng Cao ủy nhân quyền, Nghị quyết về thúc đẩy trật tự quốc tế cân bằng, dân chủ, Nghị quyết về án tử hình…

Tại Khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực đóng góp xây dựng nội dung các dự thảo nghị quyết, tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến; trong đó có nghị quyết về quyền phát triển, nghị quyết kỷ niệm 25 năm Tuyên bố Bắc Kinh về quyền của phụ nữ, nghị quyết về hỗ trợ kỹ thuật trong lĩnh vực nhân quyền và Nghị quyết về an sinh xã hội.

Đoàn Việt Nam tiếp tục tham gia đầy đủ, tích cực và đóng góp thực chất tại khóa họp, bảo vệ lợi ích và quan điểm nhất quán của Việt Nam trên tinh thần đối thoại và hợp tác, góp phần đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên 2024 vào tối 22/12, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong và lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã trao cờ đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025 cho tỉnh Thừa Thiên Huế.

Huế đăng cai Năm Du lịch quốc gia 2025
TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:
Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện
Return to top