Thế giới
TẠI CÁC HỘI NGHỊ KHÍ HẬU LHQ:

Tỷ lệ nữ gần như không được cải thiện

ClockThứ Bảy, 16/11/2024 06:33
TTH - Nhiều thứ đã thay đổi kể từ Hội nghị đầu tiên của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP1) năm 1995; nhưng cho đến COP29 đang diễn ra tại Baku (Azerbaijan), có một điều vẫn không thay đổi: tỷ lệ đại diện là phụ nữ tại hội nghị vẫn trì trệ, chỉ ở mức khoảng 1/3 tổng số đại biểu tham dự.

COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu ÁCOP29:WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

 Tham dự COP29, số đại biểu là phụ nữ vẫn thấp hơn nhiều so với nam giới. Ảnh: News18/Nhandan

Theo dữ liệu từ Tổ chức Phát triển và Môi trường Phụ nữ (WEDO), sự đại diện của phụ nữ tại các hội nghị về khí hậu của LHQ hầu như không được cải thiện trong 30 năm qua, đặc biệt là ở Nam Á. Tại COP14 năm 2008, phụ nữ chiếm 31% tổng số đại biểu. 15 năm sau, tại COP28 năm ngoái, phụ nữ cũng chỉ đại diện cho 34% đại biểu và 19% ở vị trí trưởng đoàn. Sự tiến triển rất nhỏ này diễn ra bất chấp lời kêu gọi ngày càng tăng về việc lồng ghép bình đẳng giới vào các hành động khí hậu.

Thực tế, sự mất cân bằng giới toàn cầu trong vai trò lãnh đạo được thể hiện trực tiếp trong các cuộc đàm phán khí hậu, nơi các đại diện quốc gia phản ánh sự chênh lệch giới trong chính phủ các nước. Tại Nam Á, chỉ có 16,6% nghị sĩ là phụ nữ. Trên toàn cầu, chỉ có 23,3% bộ trưởng nội các là phụ nữ.

Tệ hơn nữa, các lĩnh vực mà phụ nữ quản lý thường chỉ giới hạn ở các vấn đề về giới, gia đình và trẻ em, hòa nhập xã hội và phát triển, cũng như các vấn đề của người bản địa và thiểu số. Mặc dù các hạng mục này quan trọng, nhưng chúng không đặt ra những chương trình nghị sự như của lĩnh vực tài chính hay năng lượng...

Phụ nữ có thể mang lại gì cho các cuộc thảo luận khí hậu?

Ở Nam Á, phụ nữ đóng vai trò trung tâm trong việc chăm sóc gia đình, đồng thời cũng đóng vai trò quan trọng trong nông nghiệp. Họ chiếm 43% lực lượng lao động nông nghiệp ở các nước đang phát triển - một lĩnh vực đóng góp 18% vào GDP của Nam Á. Do bất bình đẳng giới trong các lĩnh vực chính trị, xã hội và kinh tế, phụ nữ phải đối mặt với rủi ro cao hơn do tác động của các thảm họa khí hậu. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa phụ nữ vào các hành động ứng phó với biến đổi khí hậu.

Afia Salam - nhà báo người Pakistan chuyên về môi trường và khí hậu cho biết các chính sách và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiện nay thường “bỏ quên” các vấn đề về giới, đơn cử như việc chuẩn bị bộ dụng cụ cứu trợ trong thảm họa hầu như không tính đến nhu cầu của phụ nữ, không bao gồm các nhu yếu phẩm vệ sinh cơ bản cho phụ nữ, đặc biệt là cho các thai phụ và bà mẹ mới sinh.

Do vậy, cô Salam cho rằng việc có nhiều phụ nữ tham gia vào các cuộc thảo luận về khí hậu sẽ dẫn đến cách tiếp cận toàn diện hơn cho các nhóm thiểu số khác. “Vì phụ nữ là trung tâm của việc chăm sóc, nên họ cũng sẽ quan tâm đến trẻ em và người già. Khi phụ nữ đưa ra các giải pháp, nhiều khả năng chúng sẽ bao quát hơn”, nhà báo Salam nhận định.

Thông qua một bức thư ngỏ, tổ chức Women and Gender Constituency đã thúc giục các nhà đàm phán tại COP29 đưa các biện pháp có tính đến đặc trưng giới vào các chính sách về khí hậu và giải quyết các rào cản ngăn cản phụ nữ tham gia đầy đủ vào các cuộc đàm phán về khí hậu. Và thời gian sẽ trả lời liệu bình đẳng giới có thực sự đạt được tiến bộ trong quá trình ra quyết định về biến đổi khí hậu hay không…

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Climate Home News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29

Sau hai tuần đàm phán căng thẳng, hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) được tổ chức tại thủ đô Baku của Azerbaijan đã bế mạc vào sáng nay (24/11), với một số thoả thuận đạt được. Dưới đây là một số điểm chính từ COP29:

Một số điểm chính từ Hội nghị khí hậu COP29
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
COP29: Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á

Theo tin từ CNA, Chính phủ Singapore cam kết sẽ tài trợ tới 500 triệu USD cho các dự án xanh và dự án chuyển đổi ở châu Á, như một phần trong cam kết của nước này nhằm cung cấp các giải pháp tài chính về khí hậu trong khu vực. Thông báo này được Bộ trưởng Bộ Môi trường và Phát triển Bền vững Singapore Grace Fu đưa ra tại Hội nghị về Biến đổi Khí hậu của Liên hợp quốc (COP29) đang diễn ra tại thủ đô Baku của Azerbaijan.

COP29 Singapore cam kết tài trợ 500 triệu USD cho các dự án xanh ở châu Á
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top