Thế giới

Biến đổi khí hậu làm tăng mức độ đe dọa của mưa trên toàn thế giới

ClockThứ Tư, 02/08/2023 07:56
TTH.VN - Tờ The Straits Times ngày 1/8 đăng tải bài viết cho hay, mưa xối xả từ cơn bão Doksuri đã làm ngập lụt thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào ngày 31/7 vừa qua, làm ngập lụt các khu dân cư, hư hại đường xá và khiến ít nhất 11 người thiệt mạng.

Châu Á - Thái Bình Dương: Cơ hội đối phó với thảm họa khí hậu đang hẹp lạiPhát thải CO2 của ngành năng lượng toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2022Biến đổi khí hậu dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh do muỗi truyền ngày càng tăng

leftcenterrightdel
 Mưa lớn gây ngập lụt ở thành phố Malabon, Philippines. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

Cục Khí tượng Bắc Kinh cho biết, lượng mưa trung bình 170,9 mm đã làm ngập thành phố này từ tối 29/7 đến trưa 31/7, gần tương đương với lượng mưa trung bình trong cả tháng 7.

Mặc dù vẫn còn quá sớm để xác định liệu cơn bão Doksuri có mạnh lên do biến đổi khí hậu hay không, nhưng nhiệt độ cao hơn đang làm tăng khả năng lượng mưa lớn hơn trên khắp thế giới, cũng như những mối nguy hiểm đi kèm với nó.

Từ đầu năm đến nay, lũ lụt do mưa đã tấn công các khu vực bao gồm Ấn Độ, Philippines, và các tiểu bang California và Vermont tại Mỹ.

Hồi tháng 8 năm ngoái, sau khi lũ lụt cướp đi sinh mạng của 1.700 người và khiến 8 triệu người phải sơ tán ở Pakistan, các nhà nghiên cứu tại Tổ chức hợp tác quốc tế chuyên nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu World Weather Attribution (WWA) đã có thể tính toán rằng, tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa trở nên dữ dội hơn 75%. Khi cơn bão Ian tấn công Cuba và tiểu bang Florida (Mỹ) một tháng sau đó, các nhà nghiên cứu ước tính biến đổi khí hậu đã khiến lượng mưa tồi tệ hơn 10%.

Nhận định về vấn đề này, ông Anthony J. Broccoli, một giáo sư về khoa học khí quyển tại Đại học Rutgers, và đồng Giám đốc Viện Khí hậu Rutgers cho biết: “Điều đó có nghĩa là trên toàn cầu, sẽ có nhiều mưa hơn”.

Bầu khí quyển giữ thêm 7% hơi nước đối với mỗi 1 độ C mà nhiệt độ ấm lên. Cho đến nay, Trái đất đã nóng lên khoảng 1,3 độ C và các dự báo hiện tại từ tổ chức phân tích về khí hậu uy tín hàng đầu thế giới, Climate Action Tracker (CAT) dự báo nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ tăng khoảng 2,7 độ C vào năm 2100.

Nhằm giảm thiểu rủi ro ngập lụt, các thành phố có thể loại bỏ hoặc giảm bớt những bề mặt không thấm nước và thay thế chúng bằng các bề mặt thấm nước, như vườn mưa hoặc bê tông thấm nước. Một số giải pháp này còn có thêm lợi ích là chống nóng hiệu quả.

THANH NGÂN (Lược dịch từ Bloomberg & The Straits Times)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Return to top