ClockThứ Bảy, 27/05/2017 10:11

ASEAN cần chuẩn bị thế hệ trẻ cho tương lai

TTH - Sau chặng đường 50 năm hình thành và phát triển (1967-2017), ASEAN được thế giới công nhận là một trong những tổ chức đa phương thành công nhất. Cùng với các ưu thế khi có thị trường ngày càng mở rộng, dự báo tốc độ tăng trưởng nhanh, ASEAN được các nhà lãnh đạo đánh giá còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhờ có lực lượng lao động trẻ dồi dào thứ 3 thế giới.

Thế hệ trẻ ASEAN cần chuẩn bị kỹ hành trang về tư duy và tay nghề cho tương lai. Ảnh: HEEAP

Chú trọng vào thế hệ trẻ

Trong bối cảnh thế giới đang hướng tới việc phát triển công nghệ, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 với những tiến bộ trong kỹ thuật di truyền, trí tuệ nhân tạo, robot học, công nghệ nano và sinh học có thể sẽ dẫn đến sự thay đổi công việc, nhất là trong các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là lao động trẻ - nguồn lực mà ASEAN hiện đang nổi trội.

Chủ đề về kỹ thuật số và thế hệ trẻ cũng "thống lĩnh" tại Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF)-ASEAN 2017 diễn ra trong 2 ngày 11-12/5 vừa qua tại Campuchia với sự tham dự của 4 nhà lãnh đạo ASEAN, bao gồm Philippines, Lào, Việt Nam và nước chủ nhà.

Bài viết được đăng tải trên ANN ngày 24/5 cũng cho rằng, việc lựa chọn nữ doanh nhân trẻ Tan Hooi Ling - 33 tuổi, đồng sáng lập kiêm CEO của ứng dụng gọi xe lớn nhất Đông Nam Á Grab - làm đồng chủ tịch của WEF-ASEAN năm nay chính là một ví dụ điển hình, nhấn mạnh sự chú trọng vào thế hệ trẻ cho tương lai của khối.

Theo đó, các nhà phân tích cho rằng, mỗi quốc gia ASEAN cần phải chuẩn bị kỹ hành trang cho lực lượng dân số trẻ của mình trong tương lai. Như lời ông John Rice, Phó Chủ tịch tập đoàn General Electric (Mỹ) thì "Mọi công việc sẽ thay đổi. ASEAN phải đào tạo người dân có sự chuẩn bị linh hoạt, thích nghi và sẵn sàng học hỏi suốt đời, sẵn sàng thay đổi khi bản chất của công việc thay đổi".

Cải cách giáo dục

Nhà đồng sáng lập Patrick Walujo của Công ty đầu tư Northstar Advisors nhận thấy, có cơ hội để Đông Nam Á cạnh tranh toàn cầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 nếu các chính phủ chú ý nhiều hơn nữa đến các chính sách cải cách và phát triển.

Theo ông, một nền kinh tế kỹ thuật số phải là một vấn đề cấp quốc gia vì nó bao gồm cấu trúc công nghiệp, gia đình và nguồn nhân lực, trong đó việc phát triển nguồn nhân lực được xem là một thách thức đối với hầu hết các thành viên ASEAN, ngoại trừ Singapore và có thể cả Malaysia.

Cải cách giáo dục là một thuật ngữ thông dụng ở tất cả các nước ASEAN, tuy nhiên mỗi nước đều thấy việc triển khai gặp nhiều khó khăn, chưa kể đến việc thực hiện trên quy mô toàn khu vực. Với hơn một nửa dân số của khu vực 622 triệu dân này là thế hệ trẻ, ASEAN cần giáo dục và đào tạo lực lượng lao động trẻ có tay nghề cao, khuyến khích sự sáng tạo và tư duy đổi mới.

Theo ông Christophe Duchatellier, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Adecco Group, nhu cầu về công nghệ thông tin, kỹ thuật và khoa học đời sống đang gia tăng nhanh chóng trong khu vực, nhưng việc tìm kiếm các tài năng trẻ ở đây lại không dễ dàng. Do đó, các quốc gia ASEAN nên chú trọng đến việc trang bị cho người dân kỹ năng về công nghệ thông tin, cũng như các thành tựu của khoa học công nghệ để có thể làm chủ được máy móc, vận hành các công nghệ hiện đại, đáp ứng các yêu cầu việc làm mới.

Nhận thức rõ về những cơ hội và thách thức đặt ra đối với ASEAN thời gian tới, tại diễn đàn WEF-ASEAN vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị ASEAN nên thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu, khuyến nghị chính sách giáo dục, đào tạo nghề và thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, để duy trì sự phát triển năng động và sức cạnh tranh, ASEAN cần phát huy hiệu quả lực lượng lao động trẻ dồi dào trong bối cảnh đổi mới công nghệ đang diễn ra rất nhanh như hiện nay.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ ANN, Straitstimes & Dailynews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông

Theo một bài phân tích trên trang CNA, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang tìm cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và thương mại trong khu vực thông qua việc xây dựng mạng lưới giao thông và hậu cần tốt hơn. Điều này cũng sẽ cho phép các quốc gia thành viên tự bảo vệ mình khỏi những rủi ro địa chính trị và kinh tế đang ngày càng gia tăng.

ASEAN nỗ lực thúc đẩy thương mại nội khối thông qua tăng cường kết nối giao thông
Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững

Trong phát biểu mới nhất tại hội nghị “Hợp tác Trung Quốc - ASEAN về phát triển và quản lý trí tuệ nhân tạo (AI)” vừa diễn ra tại Trung Quốc, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc (CIIS) Chen Bo kêu gọi tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc và ASEAN về trí tuệ nhân tạo (AI).

Trung Quốc và ASEAN tăng cường hợp tác AI vì tương lai bền vững
Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng

Theo dữ liệu vừa được công bố của Tập đoàn UOB, du lịch nội khối của các nước Đông Nam Á đang phát triển nhanh chóng, với sự phục hồi về lưu lượng hành khách nói chung trong khu vực. Bất chấp những thách thức kinh tế và xã hội đang diễn ra, nhu cầu du lịch của người dân châu Á nói chung - Đông Nam Á nói riêng vẫn đầy hứa hẹn, trong đó du khách có xu hướng ưu tiên đặt các chuyến đi ngắn ngày hơn và tìm kiếm những chuyến du lịch nhanh ra nước ngoài với chi phí tốt nhất.

Du lịch nội khối ASEAN đang phát triển nhanh chóng
Return to top