ClockThứ Bảy, 11/05/2019 13:00

Asean tiến đến quốc tế hóa giáo dục đại học

TTH - Trong thời gian đầu, quốc tế hóa giáo dục đại học là chính sách khu vực được triển khai chủ yếu ở châu Âu, thông qua các chương trình như Erasmus và nhiều chương trình nghiên cứu khác. Được xây dựng trên kinh nghiệm của các chương trình đã áp dụng tại châu Âu, hiện các khu vực khác trên thế giới đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu sâu hơn về cơ hội thành công khi đưa mô hình này vào khu vực. Sau 25 năm, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là ví dụ điển hình nhất về cách tiếp cận này.

17 trường ASEAN lọt top 100 trường đại học hàng đầu châu Á năm 2019ASEAN, EU trao đổi về các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục đại học

Quốc tế hóa giáo dục đại học là một bước tiến quan trọng của ASEAN. Ảnh: QS WOWNEWS

Kết luận được đưa ra sau một nghiên cứu thực hiện bởi Hội đồng Anh vào năm 2018, trong đó tập trung vào các chính sách quốc tế hóa giáo dục đại học của nhiều quốc gia như Brunei, Campuchia, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. 

Theo đó, nghiên cứu công nhận vai trò mạnh mẽ của giáo dục đại học trong quan hệ quốc tế, ngoại giao, cũng như đóng góp vào tiến trình xây dựng một cộng đồng ASEAN hội nhập và liên kết. Khi nghiên cứu trong lãnh thổ khu vực, một phát hiện quan trọng được tìm ra là ASEAN rất nhấn mạnh về tính cởi mở và sự linh động trong giáo dục đại học ở nhiều cấp độ khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của từng quốc gia. Các chuyên gia giáo dục nhận định, tính cởi mở và sự linh động sẽ gợi mở những ý tưởng mới, làm nền tảng cho tương tác trong giáo dục giữa các quốc gia. Nhìn chung, đây là những yếu tố không thể thiếu đối với giáo dục đại học khi đóng góp rất tích cực quá trình phát triển của xã hội, tạo cơ hội cho sinh viên phát triển như những công dân toàn cầu, có thể làm việc và sinh sống trong môi trường quốc tế.

Quốc tế hóa giáo dục đại học cởi mở và linh động trong khu vực ASEAN

Theo nghiên cứu của Hội đồng Anh, chiến lược giáo dục quốc tế luôn hiện diện trong chính sách của các nước ASEAN. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong kế hoạch chiến lược giáo dục đại học ở hầu hết các nước trong khu vực.

Với cam kết mạnh mẽ của chính phủ ASEAN trong việc quốc tế hóa lĩnh vực giáo dục đại học, các bộ phận, cơ quan liên quan có trách nhiệm tiến hành quốc tế hóa lĩnh vực này tại tất cả các nước trong khu vực. Điều thú vị là quốc tế hóa giáo dục đại học không phải là chiến lược riêng biệt của bất kỳ quốc gia nào, thay vào đó là được tích hợp trong mạng lưới giáo dục rộng lớn.

Tại tất cả các nước đều có cơ quan chuyện chịu trách nhiệm về quốc tế hóa giáo dục đại học. Song điểm khác biệt lại nằm trong cách thức điều hành của từng nước như làm việc dưới một tập thể, bộ duy nhất hay có sự kết hợp của nhiều bộ. 

Sinh viên trao đổi

90% các nước ASEAN được đánh giá rất cao về sinh viên trao đổi. Trong vấn đề này, Singapore nổi bật nhất với sáng kiến “Ngôi trường toàn cầu” vào năm 2002, với mục tiêu xây dựng nên trung tâm giáo dục chất lượng và đạt được thành quả thu hút 150.000 sinh viên nước ngoài nhập học trong năm 2015.

Khắp ASEAN, việc chiêu sinh nhiều sinh viên quốc tế và sinh viên trao đổi mang đến cho chính phủ các nước rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên, những chính sách này phải được xem xét rất kỹ về sự đa văn hóa của khu vực ASEAN, nơi bối cảnh và giá trị chính trị xã hội rất đa dạng.

Ở hầu hết các quốc gia, một số phương pháp đã thúc đẩy sự hợp tác nghiên cứu trong khu vực và quốc tế. Đơn cử, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia Việt Nam đã và đang thúc đẩy hợp tác nghiên cứu quốc tế thông qua phương pháp tài trợ cho các dự án khoa học và công nghệ, đồng thời hỗ trợ sự tham gia vào những dự án mang tầm quốc tế của các tổ chức và nhà nghiên cứu Việt Nam.

Một vấn đề xảy ra là bất chấp những tín hiệu tích cực về nỗ lực đào tạo và giữ chân nhân tài, “chảy máu chất xám” dường như vẫn là một thách thức đối với hầu hết các quốc gia. Đây là hậu quả của việc thiếu hệ thống toàn diện và hợp nhất để tạo điều kiện trao đổi học thuật cùng có lợi trên toàn khu vực.

Định hướng tương lai

Trong quá trình xem xét điểm mạnh và thách thức của chính sách quốc tế hóa giáo dục đại học ở ASEAN, một cam kết mạnh mẽ về tính cởi mở và sự linh động là đầy hứa hẹn. 

Quan trọng nhất, nhu cầu cân đối hóa khu vực của hệ thống giáo dục đại học ở ASEAN là rất cần thiết, song phải đảm bảo phù hợp với đặc trưng của từng quốc gia.

25 năm sau chuỗi các chương trình quốc tế hóa giáo dục đại học của châu Âu, khu vực ASEAN đã và đang phát triển nhiều chính sách mang tính khu vực và quốc gia để quốc tế hóa giáo dục đại học phù hợp nhất. Điều này là một bước tiến vô cùng quan trọng cần được ghi nhận, Tiến sĩ Graeme Atherton, Giáo sư Glenda Crosling và Giáo sư Siti Norbaya Azizan làm việc tại Đại học Sunway (Malaysia) nhất trí khẳng định.

HẠNH NHI

(Lược dịch từ University World News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top