ClockThứ Bảy, 21/10/2017 08:19

Bàn thảo về tương lai châu Âu

TTH - Từ ngày 19-20/10, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) chính thức diễn ra tại thủ đô Brussel (Bỉ). Trong đó, các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ tập trung thảo luận những vấn đề liên quan đến tương lai chung của châu Âu.

Trụ sở Ủy ban châu Âu ở Brussel, Bỉ - nơi diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu. Ảnh: Business Insider

Những vấn đề cốt lõi

Các nhà lãnh đạo hàng đầu EU sẽ xem xét một số vấn đề cấp thiết nhất, bao gồm di cư, quốc phòng, ngoại giao và số hóa. Trong đó, Hội đồng châu Âu sẽ đưa ra các biện pháp kiểm soát dòng người di cư bất hợp pháp trên tất cả các tuyến đường di cư và dự kiến công bố​​ quyết định về bất kỳ biện pháp bổ sung nào cần thiết để hỗ trợ các quốc gia thành viên “tiền tuyến”, đồng thời tăng cường hợp tác với Cao ủy Liên Hiệp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Tổ chức Di cư quốc tế (IOM), cũng như với các quốc gia là nguồn gốc và các quốc gia quá cảnh của người tị nạn.

Hội đồng châu Âu cũng tập trung tìm kiếm phương pháp để EU có thể nắm bắt cơ hội và giải quyết những thách thức về kỹ thuật số hóa và tiếp tục thảo luận Cơ chế hợp tác mang tính thường xuyên (PESCO) về quốc phòng.

Tại sự kiện lần này, các lãnh đạo EU chú trọng những vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể, bao gồm mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, đàm phán về việc Anh rời khỏi EU (hay còn gọi là Brexit). Theo đó, Hội đồng châu Âu sẽ xem xét những diễn biến mới nhất trong các cuộc đàm phán sau khi Anh thông báo quyết định rời khỏi khối.

Hãng tin AFP cho hay, chương trình nghị sự do Chủ tịch EU Donald Tusk đưa ra là một chương trình làm việc dựa trên các cuộc thảo luận và ý tưởng về tương lai của châu Âu. Ông Tusk đã gặp các nhà lãnh đạo trong hai tuần vừa qua, liên quan đến việc đưa ra một chương trình nghị sự từ những ý tưởng khác nhau, đáng chú ý là ý tưởng của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Ngoài ra, một gói chống khủng bố được Ủy ban châu Âu công bố vào ngày 18/10, bao gồm các biện pháp chống lại chủ nghĩa cực đoan, những nội dung bất hợp pháp kích động cực đoan, cũng như hoạt động tài trợ khủng bố.

Một nội dung quan trọng khác trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh EU lần này là các hiệp định tự do thương mại đang được EU đàm phán với các đối tác trên toàn thế giới. Hiện nay, EU đang phải xử lý cùng lúc nhiều hiệp định tự do thương mại và khối này cũng đang chuẩn bị đàm phán với khối thị trường chung Nam Mỹ, Australia và New Zealand, cũng như hướng đến giai đoạn cuối của tiến trình đàm phán với Việt Nam.

Cải cách sâu rộng

Trong một động thái liên quan, Chủ tịch EU Donald Tusk ngày 17/10 đề xuất một lộ trình đầy tham vọng của 13 hội nghị thượng đỉnh trong 2 năm tới, nhằm khởi động lại EU sau cú sốc của Brexit và những tồn tại khác. Động thái được đưa ra chỉ vài tuần sau khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker kêu gọi cải cách sâu rộng EU.

Nỗ lực cải cách trở nên cấp bách sau khi Anh tạo nên cú sốc cho toàn thế giới với cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 6/2016 về việc rời khỏi EU.

Các nhà lãnh đạo từ 27 quốc gia thành viên còn lại của EU trong năm ngoái khẳng định rằng, khối này cần có sự thay đổi lớn hoặc phải đối mặt với nguy cơ thất bại.

"Tôi rất vui mừng bởi sự sẵn sàng của các nhà lãnh đạo để đẩy nhanh nỗ lực của chúng ta và vượt qua cảm giác bất lực", ông Tusk nói trong một bức thư mời các nhà lãnh đạo EU trước hội nghị thượng đỉnh của khối.

"Dựa trên kết quả các cuộc hội đàm, chúng ta rõ ràng có sự sẵn sàng để tạo thêm sinh lực và làm phong phú thêm nỗ lực chung, bao gồm cả việc đưa ra những ý tưởng mới”, Chủ tịch EU nói thêm; đồng thời nhấn mạnh các cuộc đàm phán có thể diễn ra với sự tham gia của 28 thành viên hiện tại, bao gồm cả Anh, hoặc chỉ 27 quốc gia còn lại, "tùy thuộc vào chủ đề thảo luận".

Đề xuất của ông Tusk cũng bao gồm ý tưởng cập nhật phương pháp làm việc tại các hội nghị thượng đỉnh, bằng cách loại bỏ cách tiếp cận đồng thuận truyền thống và tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo đưa ra những quan điểm khác nhau.

Bên cạnh đó, những chia rẽ chính trị giữa các quốc gia thành viên sẽ được theo dõi trong các văn bản, đánh dấu một sự thay đổi lớn so với truyền thống của EU để đưa ra nhận xét về những khác biệt.

"Tôi muốn đề xuất một phương pháp tập trung vào việc giải quyết các vấn đề thực sự. Phương pháp mới sẽ báo cáo về sự khác biệt của chúng tôi, mô tả chính xác phạm vi xung đột và do đó cho phép chúng tôi tổ chức các cuộc thảo luận chính trị nghiêm túc", ông Tusk nhấn mạnh.

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ AFP, Bloomberg & EU Business)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

2/3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất

Theo báo cáo mới của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA), chỉ 1/3 các vùng mặt nước của châu Âu có chất lượng tốt, trong khi nhiều sông, hồ và vùng nước ven biển của khu vực này “bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hóa chất”. Ô nhiễm không khí từ các nhà máy điện than và thuốc trừ sâu từ nông nghiệp được xem là hai trong số những “thủ phạm chính”.

2 3 nguồn cung nước của châu Âu bị ô nhiễm hóa chất
Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN

Cuộc khảo sát tâm lý kinh doanh mới nhất của Liên minh châu Âu - ASEAN chỉ ra rằng 59% doanh nghiệp châu Âu cảm thấy EU không đóng góp vào việc hỗ trợ lợi ích của họ ở Đông Nam Á, đánh dấu mức độ không hài lòng cao nhất kể từ khi khảo sát được thực hiện vào năm 2015.

Châu Âu cần nâng cao vai trò trong quan hệ EU - ASEAN
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Return to top