ClockChủ Nhật, 06/08/2017 08:33

Biến đổi khí hậu tác động thế nào đến an ninh quốc gia?

TTH - Theo Diễn đàn thế giới về con người, mỗi năm thế giới có khoảng hơn 300.000 người thiệt mạng và hơn 300 triệu người khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tình trạng nóng lên của Trái Đất. Nhiều nhà phân tích nhận định rằng, biến đổi khí hậu có thể làm mất ổn định môi trường địa chính trị, dẫn tới xung đột, thậm chí chiến tranh... từ đó đã, đang và sẽ trực tiếp đe dọa đến an ninh quốc gia của các nước trên thế giới.

Biến đổi khí hậu không chỉ ảnh hướng đến cuộc sống người dân mà còn là mối đe doạ đến an ninh quốc gia

Mối đe dọa cấp số nhân

Trong một cuộc họp về biến đổi khí hậu vừa diễn ra tháng trước tại Mỹ, cựu quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng nước này Sherri Goodman cho rằng, biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng các cuộc xung đột hiện tại và đẩy những cộng đồng không ổn định đến bờ vực thảm họa. Ông chỉ ra rằng, cuộc nội chiến và khủng hoảng người tị nạn ở Syria, sự trỗi dậy của IS bắt đầu một phần là do tình trạng hạn hán liên quan đến sự biến đổi khí hậu từ năm 2006.

Theo giáo sư Marcus King, đây được coi là "mối đe dọa theo cấp số nhân". Hạn hán làm ảnh hưởng đến mùa màng ở Syria, buộc nhiều nông dân phải di cư vào các thành phố, nơi mà họ không có việc làm cũng không có lương thực. Từ đó dẫn đến các cuộc biểu tình kêu gọi chống lại Tổng thống Bashar Assad, sau đó trở thành bạo loạn và xung đột như hiện nay.

Mô hình "mối đe dọa cấp số nhân" cũng xuất hiện ở nhiều nơi khác. Guatemala gặp vấn đề về an ninh lương thực, và nhiều vùng khác vẫn còn hoang vu sau cuộc nội chiến. Mực nước biển dâng lên cũng làm gia tăng sự xâm nhập mặn vào đồng bằng sông Nile ở Ai Cập, khiến tình trạng bất ổn về lương thực ở nước này càng thêm nghiêm trọng...

Kết quả thống kê của các tổ chức quốc tế còn cho biết, trong vài thập kỷ gần đây, GDP toàn cầu đã giảm 20% do biến đổi khí hậu - mức thiệt hại còn lớn hơn tổn thất từ 2 cuộc chiến tranh thế giới và cuộc đại suy thoái hồi những năm 1930 cộng lại.

Mối đe doạ này càng đáng lo ngại hơn khi Tổng thống Mỹ đương nhiệm Donald Trump quyết định rút nước này ra khỏi Hiệp định khí hậu Paris. Theo Ann Phillips, một đô đốc về hưu và là cố vấn của Trung tâm khí hậu và An ninh Mỹ, động thái này không chỉ đe dọa đến khả năng quốc phòng và hành động nhân đạo của quân đội Mỹ, mà còn gây ra nhiều tác động khác trên diện rộng.

Cần đoàn kết để đối phó

Rõ ràng, để ngăn chặn hoặc làm chậm lại sự biến đổi khí hậu, các quốc gia cần cùng nhau đoàn kết trong việc lập kế hoạch và hành động kịp thời. Theo tạp chí Wired, rất nhiều người bày tỏ sự ủng hộ đối với các chính sách quốc gia và quốc tế nhằm giảm lượng khí thải carbon, nhất là ở các nước phát triển.

Các chuyên gia cũng cho rằng, các nước cần thúc đẩy việc sử dụng các công nghệ sạch, công nghệ có mức phát thải thấp trong sản xuất và sử dụng năng lượng tiết kiệm để giảm nhu cầu tiêu thụ năng lượng.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ John Kerry từng nhấn mạnh, “vấn đề biến đổi khí hậu phải được coi là một ưu tiên, đơn giản vì nó là mối đe dọa không chỉ đối với môi trường mà còn cả với an ninh và sự ổn định của các quốc gia trên thế giới”.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ The Wired, Climatechange & OMICSt)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Return to top