ClockThứ Sáu, 20/07/2018 14:10

Đông Nam Á: Khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng

TTH - The ASEAN Post cũng trích dẫn ý kiến tương tự của Thư ký điều hành UNESCAP, ông Shamshad Akhtar khi nói rằng, sự giàu có ngày càng trở nên tập trung và bất bình đẳng đang gia tăng cả trong và giữa các quốc gia.

Grab mở dịch vụ giao hàng tạp hóa ở Đông Nam ÁGiáo viên Đông Nam Á tìm hiểu về giáo dục môi trườngACB đẩy mạnh việc bảo vệ tài nguyên biển Đông Nam Á

Một cậu bé Philippine kiếm sống bằng cách nhặt túi nhựa trong một khu chợ ở Manila. Ảnh: AFP

Phân hoá rõ rệt

Ở Thái Lan, 1% nhóm người giàu nhất đang kiểm soát đến 58% của cải của đất nước và 10% dân số ở top trên kiếm được gấp 35 lần so với 10% dân số nằm ở nhóm dưới cùng. Ở Indonesia, 4 người giàu nhất có tài sản còn nhiều hơn 100 triệu người nghèo trong nước và khoảng 50% tài sản của quốc gia này nằm trong tay của 1% nhứng người có thu nhập cao nhất.

Tại Việt Nam, số tiền mà 210 người giàu hàng đầu đất nước kiếm được trong 1 năm  đủ để đưa 3,2 triệu người thoát khỏi đói nghèo, và thu nhập mà người giàu nhất nước kiếm được trong 1 ngày thậm chí còn cao hơn con số mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm. Trong khi đó tại Malaysia, 34% người dân bản địa và 7% trẻ em trong các dự án nhà ở giá rẻ ở đô thị sống trong cảnh nghèo đói. Thu nhập bình quân hằng năm của một gia đình thuộc nhóm 10% giàu nhất ở Philippines được ước tính ở mức 14.708 USD vào năm 2015, cao gấp 9 lần so với mức 1.609 USD/năm/hộ của 10% những người nghèo nhất.

Đây là hiện thực đang diễn ra ở Đông Nam Á, nơi có một số nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, với tổng quy mô nền kinh tế khoảng 2,6 nghìn tỷ USD, tương đương với quy mô nền kinh tế của Vương quốc Anh. Tuy nhiên, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo đang ngày càng được nới rộng trong khu vực.

Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á – Thái Bình Dương của Liên Hiệp quốc (UNESCAP), tiểu vùng Đông Nam Á không đạt được thành công trong nỗ lực giảm bất bình đẳng. Trên thực tế, đây là tiểu vùng duy nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tình trạng bất bình đẳng gia tăng. Báo cáo của UNESCAP cho rằng, “Đông Nam Á là tiểu vùng có nhiều tiến bộ nhất trong tiến trình hướng tới Mục tiêu 9 trong Các mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) tập trung vào công nghiệp, đổi mới và cơ sở hạ tầng. Khu vực này cũng đạt một số tiến bộ hướng tới Mục tiêu 8 tập trung vào công việc và tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, Đông Nam Á đang chứng kiến sự bất bình đẳng mở rộng, một trở ngại để đạt được Mục tiêu 10 (Giảm bất bình đẳng trong và giữa các quốc gia)”.

The ASEAN Post cũng trích dẫn ý kiến tương tự của Thư ký điều hành UNESCAP, ông Shamshad Akhtar khi nói rằng, sự giàu có ngày càng trở nên tập trung và bất bình đẳng đang gia tăng cả trong và giữa các quốc gia.

“Chỉ số Gini tăng ở 4 nước đông dân nhất khu vực, nơi chiếm hơn 70% tổng dân số. Nếu tình trạng bất bình đẳng về thu nhập không tăng lên trong thập kỷ qua, gần 140 triệu người nữa có thể đã thoát khỏi đói nghèo. Nhiều phụ nữ hơn sẽ có cơ hội được đi học và hoàn thành chương trình giáo dục trung học. Cũng sẽ có thêm nhiều người được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, vệ sinh cơ bản hoặc thậm chí có tài khoản ngân hàng hơn. Số người chết vì bệnh tật theo đó có thể cũng sẽ giảm xuống. Tuy nhiên, có một thực tế phải thừa nhận là bất bình đẳng đang diễn ra sâu rộng ở nhiều nơi trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Do đó, cần có sự phối hợp trong cách tiếp cận để giúp các nền kinh tế và xã hội trở nên vững chắc hơn”, ông Akhtar nhận định.

Đầu tư đúng hướng

The Diplomat cho rằng, chỉ khi người dân khỏe mạnh mới có thể học tập, làm việc và trở nên thịnh vượng hơn. Các chương trình chăm sóc sức khỏe cơ bản được thiết lập ở Bhutan và Thái Lan là những điển hình thành công đáng để các nước khác học tập. Song song đó, mở rộng bảo trợ xã hội cho các gia đình có thu nhập thấp cũng có thể giúp xã hội phát triển lành mạnh hơn.

Đáng chú ý, nhiều chuyên gia cho rằng đầu tư cho giáo dục là nền tảng cho cả sự phát triển và bình đẳng. Chìa khóa để thành công là đưa giáo dục trung học trở nên dễ tiếp cận và có chi phí phải chăng, bao gồm cho cả người dân sống ở khu vực nông thôn. Ở nhưng nơi đã đạt được mục tiêu giáo dục phổ cập, cần chú trọng cải thiện chất lượng. Điều này có nghĩa là cần nâng cao kỹ năng cho giáo viên và cải thiện chương trình giảng dạy, điều chỉnh hướng giáo dục phù hợp với thị trường lao động trong tương lai và áp dụng công nghệ mới.

Ngoài ra, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một lĩnh vực đang được mở rộng nhanh chóng. Nó có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển, nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự phân hoá về kỹ thuật số. Vì vậy, đầu tư vào cơ sở hạ tầng ICT là chìa khóa, để hỗ trợ công nghệ tiên tiến và đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau. Nói một cách đơn giản, cần có sự kết nối tốt hơn trên toàn khu vực Đông Nam Á.

Bài viết trên The ASEAN Post nhấn mạnh rằng, nếu không được kiểm soát, bất bình đẳng không chỉ gây những hậu quả tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế, mà còn có thể dẫn đến các vấn đề chính trị và xã hội. Bên cạnh các mối lo ngại khác như mất an ninh lương thực, đa dạng sinh học và hệ sinh thái bị ảnh hưởng tiêu cực, tác động của biến đổi khí hậu… thì vấn đề bất bình đẳng cũng có thể đe doạ tiến trình tăng trưởng trong tương lai của khối ASEAN. Do đó, các nhà hoạch định chính sách khu vực và quốc gia nên xem xét lại các ưu tiên và hợp tác cùng nhau để ngăn chặn sự kéo dài của xu hướng hiện tại.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp và lược dịch từ The Asean Post, The Diplomat & Open Development Mekong)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

88% người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng

Trong sách trắng đầu tiên về việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong thương mại điện tử tại Đông Nam Á, nền tảng thương mại điện tử Lazada cho biết, nghiên cứu mới của họ đã phát hiện ra phần lớn người tiêu dùng ở Đông Nam Á đang sử dụng AI để đưa ra quyết định mua hàng.

88 người tiêu dùng Đông Nam Á dựa vào AI để quyết định mua hàng
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản
Đông Nam Á:
“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu

Tạp chí The Straits Times ngày 14/10 có bài viết cho hay, các công ty công nghệ lớn nhất thế giới đang đổ xô đến khu vực Đông Nam Á để xây dựng các trung tâm dữ liệu, vào thời điểm mà nhu cầu về cơ sở hạ tầng và sức mạnh tính toán để hỗ trợ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang gia tăng nhanh chóng.

“Điểm nóng” về trung tâm dữ liệu toàn cầu
Return to top