ClockChủ Nhật, 27/11/2016 18:03

Fidel Castro ra đi - di sản trường tồn ở lại

TTH - Ngày 25/11 (giờ địa phương), nhà cách mạng kiệt xuất của Cuba nói riêng và của nhân loại nói chung - cựu Chủ tịch Fidel Castro ra đi ở tuổi 90, để lại di sản cách mạng to lớn và niềm tiếc thương sâu sắc không chỉ cho người dân trong nước mà của cả thế giới...

Món quà ý nghĩa cuối cùng Fidel Castro nhận đượcFidel Castro - Mãi mãi một huyền thoại

Fidel Castro và những di sản chính trị

Cựu Chủ tịch Cuba Fidel Castro là nhà cách mạng vĩ đại, một trong những tên tuổi kiệt xuất nhất thế kỷ XX bởi những di sản trong sự nghiệp chính trị của mình.

Biểu tượng cách mạng Cuba Fidel Castro để lại dấu ấn đậm nét qua nhiều thập kỷ. Ảnh: AP

Đối với đất nước Cuba, ông là người có công tập hợp các lực lượng cách mạng thành một chính đảng duy nhất và sáng lập Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa tại nước này. Trong hơn 50 năm qua, dưới sự lãnh đạo của cựu Chủ tịch Fidel Castro, Cuba chứng kiến những thay đổi sâu sắc, khắc họa dấu ấn đậm nét trong lịch sử.

Nổi bật trong số những thay đổi này là hiện nay, Havana đang sở hữu hệ thống y tế hàng đầu thế giới, tỷ lệ người dân Cuba biết đọc, biết viết đạt tới 98%. Theo báo cáo do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hồi tháng 3/2014, Cuba là quốc gia có tỷ lệ người dân biết chữ cao nhất khu vực Mỹ La tinh, là đất nước có hệ thống giáo dục hiệu quả trên thế giới.

Vượt ra ngoài biên giới Cuba, Tổng Tư lệnh Fidel Castro đã góp sức cho nhiều nhóm cách mạng tại Mỹ Latinh và trên thế giới, đó là khi ông quyết định gửi quân tình nguyện đến Congo, Angola và Ethiopia để hỗ trợ các phong trào giải phóng dân tộc ở lục địa Đen vào những năm 1960, 1970 và 1980.

Mất mát lớn của Cuba và thế giới

Dù đã mắc bệnh trong nhiều năm và hiếm khi xuất hiện trước công chúng trong những năm gần đây, nhưng tại thủ đô Havana, thông báo về cái chết của vị lãnh tụ Fidel Costro hôm 25/11 vẫn được cho là điều bất ngờ khi người dân dường như chưa hề chuẩn bị cho sự mất mát đó. Đối với đại bộ phận người Cuba, nỗi đau này quá lớn khi trong trái tim họ, cựu chủ tịch Fidel Castro là nhà lãnh đạo đáng kính không thể thay thế.

Nhiều khu vui chơi giải trí đóng cửa, các cơ quan, văn phòng chính phủ và một số nhà dân đều treo cờ rủ để thể hiện sự tôn trọng và tiếc thương ông. “Cái chết của ông khiến tôi vô cùng thương xót. Tất cả người dân Cuba chúng tôi đều rất đau buồn”, Yosnabo Baez, 54 tuổi, một nhân viên tại sân bay quốc tế Havana chia sẻ. “Chúng tôi đều biết vị tư lệnh Fidel đã già và rằng điều này sẽ xảy ra, nhưng, ông qua đời vẫn là nỗi buồn sâu sắc đối với chúng tôi”.

Cùng chia sẻ nỗi đau với đất nước và người dân Cuba, nhiều nhà lãnh đạo thế giới như Tổng thống Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Canada Justin Trudeau... đã bày tỏ niềm tiếc thương người anh hùng Fidel Castro. Điện chia buồn của Chính phủ Việt Nam cũng khẳng định, cựu Chủ tịch Fidel Castro sẽ sống mãi trong sự nghiệp cách mạng Cuba và các dân tộc anh em trên thế giới.

Trong khi đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định “lịch sử sẽ ghi nhận và đánh giá những tác động to lớn của biểu tượng cách mạng này đối với người dân và thế giới xung quanh ông ấy”.

Cựu Tổng thống của Colombia - ông Ernesto Samper gọi Fidel Castro là vị chính khách nổi tiếng nhất ở Mỹ Latinh trong thế kỷ 20 và thế giới sẽ mãi mãi nhớ ông với vai trò là “người ủng hộ bình đẳng xã hội, tính minh bạch và sự gắn kết ý thức hệ.”

Để thể hiện sự tôn trọng người anh hùng cách mạng thế giới này, sau khi chính phủ Cuba thông báo để quốc tang 9 ngày cho cố Chủ tịch Fidel Castro, một số nước như Venezuela, Algeria và Nicaragua cũng tuyên bố để tang tưởng nhớ ông.

Sau khi hay tin lãnh tụ Fidel Castro Ruz từ trần vào đêm 25/11 (trưa 26/11, giờ Việt Nam), Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hôm 26/11 đã gửi điện chia buồn tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Hội đồng Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội Chính quyền nhân dân nước Cộng hòa Cuba.

QUYÊN THẢO (Tổng hợp và lược dịch từ Wsj, Buzzfeed & Sputnik)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế
Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm

Chiều 5/12, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri sau Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Hội nghị được kết nối trực tuyến đến điểm cầu các địa phương.

Tập trung xây dựng đô thị di sản xứng tầm
Return to top