ClockThứ Năm, 09/03/2017 08:59

Lấp lỗ hổng cơ sở hạ tầng châu Á:Cần chiến lược đúng hướng

TTH - Một báo cáo mới có tiêu đề "Đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của châu Á" được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tiến hành cho thấy, châu Á đang đối mặt với lổ hổng về cơ sở hạ tầng, trị giá khoảng 26 nghìn tỷ USD, có nguy cơ đe dọa sự tăng trưởng của khu vực này trong tương lai.

Thiếu hụt cơ sở hạ tầng

Theo cảnh báo của ADB, 45 quốc gia được khảo sát ở châu Á cần đầu tư 26 tỷ USD vào năm 2030 để giải quyết tình trạng thiếu hụt cơ sở hạ tầng nghiêm trọng đang đe doạ kiềm chân một số nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Châu Á cần đầu tư mạnh vào hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo tăng trưởng. Ảnh: Dailystar

Trong một bài báo gần đây, The Financial Times cho rằng, "điều này đòi hỏi các nước trong khu vực tăng gấp đôi chi tiêu hàng năm lên khoảng 1,7 tỷ USD, trong các lĩnh vực từ vận tải đến vệ sinh cơ bản". Theo đó, ngay cả khi sự cải tiến về cơ sở hạ tầng trong suốt 2 thập kỷ qua đạt được những thành tựu đáng kể nhưng vẫn không theo kịp tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế, dân số và đô thị hóa. Sự thiếu hụt nghiêm trọng nhất diễn ra ở các nước bên ngoài Trung Quốc".

Ông Takehiko Nakao, chủ tịch ADB tại Manila nhấn mạnh: "Nhu cầu về cơ sở hạ tầng ở châu Á và Thái Bình Dương vượt xa nguồn cung hiện tại" và rõ ràng, "tồn tại một khoảng cách rất lớn trong việc cung cấp điện, đường sá và đường sắt. Tất cả những mảng này đều thiếu".

Khu vực này ước tính sẽ chi khoảng 881 tỷ USD/năm, có nghĩa khoảng cách giữa chi tiêu thực tế và ngân sách yêu cầu cách nhau khoảng 2,4% mức GDP dự báo trong giai đoạn 2016-2020.

Theo báo cáo, hơn 1/2 khoản chi tiêu ước tính sẽ được dùng cho ngành vận tải, khi hệ thống bến cảng, đường sắt và đường cao tốc liên kết các nước với các thị trường khu vực và toàn cầu đang thiếu hụt nghiêm trọng. Song song đó, cần thêm 800 tỷ USD cho các dự án nhằm giúp đỡ 1,5 tỉ người không có điều kiện vệ sinh cơ bản và 300 triệu người không có nước uống an toàn.

Trên thực tế, một số dự án cơ sở hạ tầng đầy tham vọng trong khu vực như Hành lang kinh tế Đông Tây bao quanh tiểu vùng Mê kông bị chậm tiến độ hoặc không mang lại lợi ích. Những căng thẳng chính trị hoặc tranh cãi về mặt tài chính cũng cản trở một loạt các dự án quan trọng như tuyến đường sắt cao tốc liên kết Côn Minh với thủ đô của Lào ở Viêng Chăn, Băng Cốc và bờ biển Thái Lan.

Có thể kỳ vọng từ PPP

Trước tình hình đó, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã bắt tay vào một kế hoạch cơ sở hạ tầng đầy tham vọng trị giá 160 tỷ USD, nhằm tìm cách duy trì mức tăng trưởng 7% - mức tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới. Malaysia, với các cơ sở hạ tầng đẳng cấp thế giới, được đẩy mạnh với nhiều dự án bao gồm các tuyến đường sắt mới tại thủ đô Kuala Lumpur, hay đường cao tốc West Coast.

Trong khi đó, chính phủ Ấn Độ ước tính cần hơn 1,5 nghìn tỷ USD để đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng của đất nước trong thập kỷ tới, khi tiến hành hiện đại hóa hệ thống đường sắt và đường sá quy mô lớn trên cả nước. Ấn Độ cũng hướng đến việc liên kết 700.000 ngôi làng lại với nhau, xây dựng nhiều con đường hỗ trợ cho sự phát triển các vùng nội địa, vốn chứa đến 70% trong tổng dân số 1,3 tỉ người.

Nhiều chuyên gia cho rằng, đầu tư theo hình thức Đối tác Công tư (PPP) có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nhiều dự án lớn, nhất là trong mảng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, để thực hiện điều đó cần phải có sự thay đổi và phải thay đổi nhanh chóng. Những cải cách về thể chế và điều luật được xem là những yếu tố quan trọng, có thể hấp dẫn các nhà đầu tư tư nhân và mở ra triển vọng về tài chính ngân hàng cho các dự án PPP.

Các quốc gia trong khu vực, do đó nên phải ban hành luật PPP, sắp xếp các quy trình đấu thầu, đưa ra các cơ chế giải quyết tranh chấp và quan trọng hơn, cần thành lập các đơn vị PPP độc lập.

Không phải không có lý do khi đầu tư của khu vực tư nhân rất được chú ý. Nghiên cứu của ADB cho biết, những khoản đầu tư này rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Đầu tư của khu vực tư nhân có thể được mở rộng sang các lĩnh vực khác bao gồm cả vận tải và cung cấp nước vì có thể thu hồi chi phí trong những mảng này, ANN nhận định.

TỐ QUYÊN (Tổng hợp & lược dịch từ ANN, Financial Times & Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết (NQ) thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương và NQ thành lập 2 quận Phú Xuân và Thuận Hóa thuộc TP. Huế. Để triển khai các NQ trên, UBND TP. Huế đã và đang hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở làm việc cũng như bố trí đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức… sẵn sàng cho việc vận hành bộ máy hành chính mới vào đầu năm 2025.

Hoàn thiện hạ tầng, sắp xếp trụ sở 2 quận sau khi thành lập
Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

Việc đầu tư xây dựng các dự án (DA) nâng cao năng lực hạ tầng nghề cá kết hợp với việc neo đậu, tránh trú bão trên địa bàn nhằm tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế và phòng, chống thiên tai. Sau khi hoàn thành, các công trình sẽ góp phần khôi phục hoạt động của cảng cá, âu thuyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngư dân trong vùng DA.

Khơi thông luồng lạch, hoàn thiện hạ tầng nghề cá

TIN MỚI

Return to top