ClockThứ Hai, 30/07/2018 08:11

Mỹ hỗ trợ giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ -Thái Bình Dương

TTH - Vừa qua, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẵn sàng triển khai những sáng kiến trọng điểm để giải quyết nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng và năng lượng của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Ấn Độ đẩy mạnh xuất khẩu nông sản lên 60 tỷ USD đến năm 2022'NATO là một trong các trụ cột đảm bảo an ninh quốc gia Mỹ'Mỹ và EU hướng tới dỡ bỏ rào cản thương mại song phương

Mỹ cam kết hỗ trợ thúc đẩy phát triển cho khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương. Ảnh: Makaan

Đây sẽ là nội dung chính của diễn đàn doanh nghiệp Ấn Độ  - Thái Bình Dương đầu tiên được tổ chức vào ngày 30/7, với sự tham gia của nhiều lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nội các Mỹ bao gồm: Ngoại trưởng Mike Pompeo, Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross và Bộ trưởng Bộ Năng lượng Rick Perry.

Với chiến lược này, các nền kinh tế châu Á dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh và chiếm 50% tổng số GDP toàn cầu trong những thập kỷ tới. Để nắm bắt thời cơ, các quốc gia trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương cần thu hút một khoản vốn lên đến 26 nghìn tỷ USD lấy từ khu vực tư nhân và các khoản đóng góp khác để đáp ứng nhu cầu cải thiện cơ sở hạ tầng và năng lượng.

Phát biểu trước thềm diễn đàn, Chủ tịch hội đồng kinh doanh Mỹ - Ấn Độ (USIBC) Nisha Desai Biswal khẳng định: “Đây là sự kiện kết nối các doanh nghiệp, khu vực tư nhân và nhiều đối tác của chúng tôi để tiến đến thúc đẩy những cam kết đầu tư trong khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương”. Cùng lúc, phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Heather Nauert cũng kỳ vọng diễn đàn sẽ làm nổi bật các sáng kiến của Mỹ để thúc đẩy cam kết kinh tế trong khu vực, nhất là trong các lĩnh vực chủ chốt như năng lượng, cơ sở hạ tầng và kinh tế số.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ngày 19/11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định trong 6 giờ qua (từ 23 giờ ngày 18/11 đến 5 giờ ngày 19/11) đã có mưa vừa, mưa to như: Bạch Mã 131,4mm, A Lưới 116,8mm (Thừa Thiên Huế); Trà Leng 110,2mm, Trà Dơn 76mm (Quảng Nam); Trà Thanh 66,4mm (Quảng Ngãi); Bồng Sơn 53,1mm (Bình Định)...

Ngày 19 11, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ trên khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

TIN MỚI

Return to top