ClockThứ Năm, 02/11/2017 16:28

Nhiều kỳ vọng từ chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ

TTH - Giới chuyên gia quốc tế nhìn nhận, đây là chuyến công du "lịch sử", đồng thời kỳ vọng kết quả của chuyến thăm và những phát biểu của Tổng thống Mỹ sẽ cho thấy rõ hơn chính sách của quốc gia này đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Từ ngày 3-14/11, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du đầu tiên đến châu Á kể từ khi nhậm chức. Ông Trump dự kiến dừng chân lần lượt tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Việt Nam và Philippines. Bên cạnh cuộc gặp với lãnh đạo các quốc gia, ông Trump sẽ tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Đà Nẵng và những sự kiện của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) diễn ra ở thủ đô Manila, Philippines.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại Nhà Trắng. Ảnh: Reuters

Kỳ vọng tại các nước

Điểm dừng chân đầu tiên trong chuyến công du của ông Trump là Nhật Bản. Tại đây, nhà lãnh đạo Mỹ dự kiến thực hiện một loạt các hoạt động liên quan tới những chủ đề quan tâm chung của 2 bên. Theo đó, Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có khả năng tiếp tục thảo luận các biện pháp nhằm buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.

Ngoài ra, ông Abe hy vọng sẽ có được sự ủng hộ của ông Trump đối với “Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mở và tự do” của Nhật Bản, nhằm đảm bảo tự do đi lại trên biển. Một vấn đề khác mà hai nhà lãnh đạo được cho là khó tìm được tiếng nói chung là thương mại. Trong khi ông Trump ủng hộ các thỏa thuận thương mại song phương, ông Abe lại đánh giá cao các khuôn khổ đa phương như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đã rút khỏi. Mặc dù đây không phải là vấn đề trọng tâm trong chương trình nghị sự, hai nhà lãnh đạo dự kiến vẫn đề cập trong các cuộc hội đàm.

Ngoài ra, Thủ tướng Abe cũng ​​sẽ thúc đẩy Mỹ áp dụng công nghệ đường sắt cao tốc của Nhật Bản, đồng thời theo đuổi các lĩnh vực hợp tác khác như phương tiện giao thông tự lái và máy tính phát triển trí thông minh nhân tạo.

Điểm dừng chân tiếp theo ở Hàn Quốc, ông Trump và người đồng cấp Hàn Quốc Moon Jae-in sẽ có cuộc hội đàm cấp cao lần thứ 3 trong ngày 7/11. Tổng thống Trump cũng sẽ có bài phát biểu trước Quốc hội Hàn Quốc vào ngày 8/11. Nội dung của bài phát biểu được dự đoán có đề cập đến vấn đề Triều Tiên.

Giới quan sát cũng mong đợi những bước đột phá của liên minh Mỹ - Hàn trong việc đối phó với mối đe dọa từ Bình Nhưỡng.

Khi Tổng thống Trump đặt chân đến Trung Quốc, Bắc Kinh được cho là sẽ phải đối mặt với sức ép từ Mỹ trong việc kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên. Trung Quốc cũng được dự kiến có nhiều nhượng bộ để giảm thâm hụt thương mại song phương.

Trong chuyến thăm tới Philippines, ông Trump được kỳ vọng tái khẳng định cam kết của Mỹ với vai trò là một cường quốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Qua đó, nhà lãnh đạo Mỹ được kỳ vọng ​​phác thảo một chính sách kinh tế và an ninh chi tiết hơn, nhằm xoa dịu những lo ngại xuất phát từ quyết định rút khỏi TPP, cũng như sự quan tâm của Mỹ trong các vấn đề liên quan tới tranh chấp trên biển Đông.

Đáng chú ý, Tổng thống Trump dự kiến thúc đẩy tiếng nói của khu vực Đông Nam Á trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên. Ông Trump cũng sẽ ​​nhấn mạnh các quốc gia ASEAN tăng cường nỗ lực chống lại mối đe dọa đang leo thang từ tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria.

Tầm quan trọng của Việt Nam

Tại Việt Nam, các nhà phân tích hy vọng ông Trump sẽ đưa ra tuyên bố nhấn mạnh cam kết của Mỹ đối với khu vực. Trước đó, Chính phủ Mỹ đã chuyển giao 6 tàu tuần duyên để hỗ trợ Việt Nam trong các hoạt động tuần tra trên biển, giúp tăng cường năng lực trong việc thực hiện các hoạt động thực thi luật hàng hải, tiến hành tìm kiếm và cứu nạn, cũng như các hoạt động ứng phó nhân đạo.

Nhà bình luận Piotr Tsvetov của hãng thông tấn Sputniknews cho hay, ông Trump sẽ có ấn tượng sâu sắc về thành phố Đà Nẵng, đồng thời sẽ đánh giá cao sự hiếu khách của Chính phủ Việt Nam. Ông Tsvetov dự đoán rằng, hai bên sẽ tiếp tục củng cố quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và quốc phòng.

Trong một động thái liên quan, tờ Diplomat nhận định, việc ông Trump đến Hà Nội cho thấy vị trí đặc biệt hiện nay của Việt Nam trong chính sách châu Á của Mỹ. Trước đó, hồi tháng 5/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trở thành nhà lãnh đạo ASEAN đầu tiên thăm Nhà Trắng, kể từ khi ông Trump lên nắm quyền. Điều này cho thấy quyết định công du Việt Nam của Tổng thống Trump là tín hiệu mạnh mẽ công nhận tầm quan trọng của Việt Nam trong các vấn đề khu vực.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Straits Times, ANN & Diplomat)  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana

Theo đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominicana theo lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana Luis Abinader Corona, sáng 20/11, theo giờ địa phương, tại Cung Quốc gia ở thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm rất thành công.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominicana
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ

Một nghiên cứu mới của chính phủ Mỹ ước tính hóa chất vĩnh cửu (PFAS) có thể làm ô nhiễm nguồn nước của tới 70% trong số khoảng 140 triệu người ở Mỹ lấy nước từ các tầng chứa nước ngầm của quốc gia, thông qua các giếng tư nhân hoặc công cộng, gây ra những tác động tiềm tàng đối với khoảng 95 triệu người, tương đương với 27% dân số nước Mỹ.

Hóa chất vĩnh cửu - nguy cơ ô nhiễm nguồn nước của 95 triệu người ở Mỹ
Return to top