ClockThứ Sáu, 01/09/2017 15:02

Nước Mỹ đối mặt với hậu quả biến đổi khí hậu

TTH - Cuối ngày 25/8, siêu bão Harvey mạnh nhất thập kỷ đổ bộ vào bang Texas, Mỹ, gây ra những thiệt hại vô cùng nghiêm trọng. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính sự biến đổi khí hậu đã làm cho những cơn bão ngày càng nguy hiểm hơn...

Mỹ sẵn sàng triển khai thêm 30.000 binh sĩ đối phó với bão HarveyTexas triển khai 12.000 lính phòng vệ quốc gia ứng phó với lũ lụtSiêu bão Harvey gây thiệt hại lên đến hàng chục tỷ USDFEMA: Cần nhiều năm để khôi phục Texas sau siêu bão HarveyMỹ: Siêu bão Harvey đổ bộ, ít nhất 230.000 người bị ảnh hưởngHoa Kỳ chuẩn bị đón siêu bão lớn nhất trong 12 năm

Lũ lụt do siêu bão Harvey ở bang Texas, Mỹ. Ảnh: MGT

Thiệt hại nghiêm trọng

PressTV ngày 30/8 cho biết, siêu bão Harvey đến nay đã cướp đi mạng sống của ít nhất 30 người ở Mỹ, không bao gồm những người bị thiệt mạng trong những tai nạn do lũ lụt chưa được xác nhận vì nước vẫn đang gia tăng ở hầu hết các khu vực bị ảnh hưởng.

Theo các quan chức ở bang Texas, có thể chính quyền sẽ phải sơ tán thêm khoảng 30.000 người do lũ lụt, sau khi hơn 725.000 người khác đã được lệnh sơ tán bắt buộc.

Theo ước tính sơ bộ, con số thiệt hại kinh tế do siêu bão Harvey gây ra đã lên tới 42 tỷ USD, khi nhiều địa phương bị nhấn chìm trong biển nước và các biện pháp kiểm soát lũ, hạn chế thiệt hại gần như đã quá tải. Điều đáng lo ngại là con số này dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng cao trong những ngày tới.

Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các đợt thiên tai có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gây thất thu thuế và ảnh hưởng tới các nguồn cung lương thực và nhiên liệu trong nhiều tháng, đẩy giá cả hàng hóa leo thang, đồng thời có nguy cơ làm gia tăng số người nghèo trong khu vực bị thiên tai.

Với những thiệt hại đã gây ra trong khi chưa có dấu hiệu suy giảm cường độ, giới chuyên gia nhận định bão Harvey có thể lọt vào top 5 trận bão tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ khi gây những hậu quả lâu dài không chỉ với bang Texas mà còn với cả nền kinh tế Mỹ nói chung.

Hệ luỵ từ biến đổi khí hậu

Mặc dù không phải là nguyên nhân sinh ra siêu bão Harvey hay bất kỳ cơn bão nào khác, nhưng chính sự biến đổi khí hậu đã làm cho các cơn bão ngày càng nguy hiểm hơn. Ông Katharine Kayhoe, nhà khoa học về khí quyển thuộc Đại học Texas cho rằng: "Bão là một nguy cơ tự nhiên và chúng đang ngày càng trầm trọng hơn do biến đổi khí hậu".

Quan sát cơn bão, ông Kayhoe và các nhà khoa học khác rút ra rằng, dòng nước ấm hơn đồng nghĩa với việc có nhiều hơi nước hơn có thể cung cấp năng lượng cho cơn bão, và nguồn nhiên liệu của siêu bão Harvey - vịnh Mexico - hiện nay đang ấm lên một cách bất thường, do sự kết hợp của tình trạng nóng lên toàn cầu liên quan đến biến đổi khí hậu và nền nhiệt nóng nực của tháng 8 vừa qua trong khu vực.

Bên cạnh đó, sóng bão cũng tăng lên do mực nước biển cao hơn nhiều so với cách đây hàng thập kỷ. Theo một nghiên cứu của Cục quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), do sự biến đổi khí hậu, cùng với một số yếu tố kết hợp khác, những cơn sóng bão hiện nay trung bình cao hơn 7 inch so với cách đây 30 năm. Vào năm 2100, mực nước biển toàn cầu có khả năng sẽ tăng trung bình từ 1-8,2 feet.

Trả giá?

Mặc dù nhiều nhà khoa học vẫn cho rằng biến đổi khí hậu không trực tiếp gây ra một sự kiện thời tiết đơn lẻ nào, nhưng 2 thế kỷ đốt cháy nhiên liệu hóa thạch của con người đến nay đã làm thay đổi nhiệt độ đủ để khẳng định tác động nguy hiểm của nó khi làm cho siêu bão Harvey nói riêng và tình hình mưa bão trên toàn cầu nói chung trở nên tồi tệ hơn. Điều này đặt ra câu hỏi phải chăng nước Mỹ, hay cả thế giới, đang phải “trả giá” cho những việc làm dẫn đến sự biến đổi khí hậu hiện nay?

Tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn khi ngày 1/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút nước này ra khỏi Hiệp định Paris năm 2015 về biến đổi khí hậu và thương lượng một thỏa thuận mới. Theo mô hình khí hậu của tổ chức phi lợi nhuận Climate Interactive, sự rút lui của Mỹ khỏi Hiệp định Paris sẽ khiến nhân loại khó tránh khỏi nguy cơ đối mặt với nền nhiệt độ gia tăng hơn 2 độ C vào năm 2100, đồng thời gây ra những tác động không nhỏ đến môi trường toàn cầu.

Các nhà khoa học cũng cho rằng bất kỳ sự trì hoãn nào trong các nỗ lực ngăn chặn hiệu ứng nhà kính của Mỹ có thể khiến quốc gia này nói riêng và toàn thế giới nói chung chịu tổn thất nặng nề trong dài hạn khi trên thực tế, Mỹ đã thải 5,1 triệu nghìn tấn khí CO2, nhiều hơn tất cả 28 nước EU và chiếm gần 1/6 tổng lượng khí thải toàn cầu chỉ trong năm 2015.

Harvey không phải là cơn bão bình thường. Nhiều nhà nghiên cứu gọi nó là "thiên nga đen", một ngoại lệ, một điều gì đó chỉ xuất hiện trong mỗi thiên niên kỷ. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ này, dưới các mô hình khí hậu hiện nay, nếu không có hành động kịp thời để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu, các nhà nghiên cứu cảnh báo có thể xảy ra tình trạng áp suất cao bất thường và nhiều nguy cơ mưa bão nghiêm trọng hơn. Khi đó, "thiên nga đen" Harvey có thể biến thành cơn bão thường niên trong tương lai.

Trước những nguy cơ hiển hiện đó, nước Mỹ và cả thế giới cần có giải pháp đúng đắn và hành động kịp thời để phần nào hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng mà biến đổi khí hậu có thể gây ra.

TỐ QUYÊN

(Tổng hợp & lược dịch từ AJC, The Wired & Climatechange)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025

Các nhà khoa học từ Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu Copernicus của EU (C3S) ngày 9/12 cho biết nhiệt độ “cao bất thường” dự kiến ​​sẽ kéo dài sang ít nhất vài tháng đầu năm 2025, sau khi năm 2024 được báo cáo là năm ấm nhất thế giới kể từ khi có số liệu thống kê.

Nhiệt độ “cao bất thường” sẽ kéo dài đến vài tháng đầu năm 2025
Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

TIN MỚI

Return to top