ClockChủ Nhật, 25/09/2016 05:53

Vi khuẩn kháng thuốc: Không chỉ là vấn đề sức khỏe

TTH - Các nhà lãnh đạo thế giới đang nỗ lực chấm dứt việc lạm dụng thuốc kháng sinh, đồng thời khuyến khích phát triển các loại thuốc mới, do lo ngại vi khuẩn kháng thuốc không những dẫn đến hàng triệu ca tử vong mà còn làm suy yếu nền kinh tế toàn cầu.

Ngày 21/9, Liên Hiệp Quốc (LHQ) tổ chức cuộc họp đặc biệt về vấn đề sức khỏe liên quan đến vi khuẩn kháng thuốc, trong bối cảnh các bệnh nhiễm trùng không thể chữa trị do việc lạm dụng thuốc xuất hiện ngày càng nhiều ở cả con người và động vật.

Vi khuẩn kháng thuốc trở thành mối đe dọa lớn trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: AP

Các chuyên gia y tế từ lâu đã quan ngại về vi khuẩn kháng thuốc, nhưng vấn đề này hiện đang trở nên báo động hơn, bởi công tác điều trị các loại vi khuẩn ngày càng khó khăn trên phạm vi toàn cầu.

“Chúng tôi tin, vi khuẩn kháng thuốc có thể ở khắp mọi nơi”, Tiến sĩ Keiji Fukuda đến từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) nhận định.

Sức ảnh hưởng lớn

Các chuyên gia y tế ước tính, có 700.000 người tử vong mỗi năm trên thế giới do vi khuẩn kháng thuốc và họ dự đoán con số này sẽ tiếp tục tăng mạnh.

Tiến sĩ Tom Frieden, Giám đốc Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh của Mỹ (CDC) cho hay, vi khuẩn kháng thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến việc làm hóa trị, cấy ghép nội tạng, hoặc các phương pháp điều trị khác bởi những phương pháp này có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nguy cơ nhiễm trùng không kiểm soát được. “Vấn đề này có thể làm suy yếu nền y học hiện đại”, ông Tom Frieden nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, một yếu tố mà các nhà lãnh đạo thế giới bắt đầu lo lắng là mối đe dọa của vi khuẩn kháng thuốc đối với nền kinh tế. Một báo cáo được Anh công bố năm 2014 dự đoán, đến năm 2050 loại vi khuẩn này sẽ cướp đi mạng sống nhiều người hơn so với bệnh ung thư và, thế giới sẽ mất đi ít nhất 100 nghìn tỷ USD sản lượng kinh tế.

Trong một động thái liên quan, Ngân hàng thế giới tuần này phát hành báo cáo nói rằng, vi khuẩn kháng thuốc có khả năng gây thiệt hại cho nền kinh tế toàn cầu ít nhất bằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

LÊ THẢO (Tổng hợp và lược dịch từ AP, CBS8 & Reuters

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024

Tối 22/11, Sở Du lịch tổ chức chương trình khai mạc “Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe (CSSK) - Wellness Tourism Weekend” năm 2024. Đây là sự kiện trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông - “Mùa Đông xứ Huế” (diễn ra từ tháng 10 - 12) của Festival Huế 2024.

Khai mạc tuần lễ du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2024
HỘI NGHỊ BỘ TRƯỞNG CẤP CAO TOÀN CẦU LẦN THỨ 4 VỀ AMR:
Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng toàn cầu cấp bách về tình trạng kháng thuốc kháng sinh (AMR), các sáng kiến về kháng thuốc một lần nữa trở thành tâm điểm chú ý, khi các bên liên quan nhóm họp tại Hội nghị Bộ trưởng cấp cao toàn cầu lần thứ 4 về AMR.

Các sáng kiến về kháng thuốc trở thành tâm điểm
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

TIN MỚI

Return to top