Thế giới

Các doanh nghiệp Đông Nam Á huy động được lượng vốn kỷ lục qua các thương vụ IPO

ClockThứ Năm, 29/07/2021 16:03
TTH.VN - Theo dữ liệu thị trường vốn cổ phần của Bloomberg, các công ty ở Đông Nam Á đã huy động được mức vốn kỷ lục 4,9 tỷ USD thông qua các đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong 6 tháng đầu năm nay.

Châu Á-Thái Bình Dương dẫn đầu hoạt động IPO toàn cầu năm 2018

Các doanh nghiệp Đông Nam Á huy động được lượng vốn kỷ lục 4,9 tỷ USD qua các thương vụ IPO trong 6 tháng đầu năm 2021. Ảnh: Fintechnews

Với việc huy động thêm 4,1 tỷ USD thông qua các đợt phát hành quyền chào bán bổ sung, tổng số tiền mà các công ty mới niêm yết này huy động được thông qua thị trường vốn cổ phần đã tăng 50% so với mức trước COVID-19 trong nửa đầu năm 2019.

Bloomberg cũng cho biết các công ty mới niêm yết đã ghi nhận mức lợi nhuận trung bình là 59% trong những tháng giao dịch đầu tiên tương ứng.

Indonesia chứng kiến ​​nhiều giao dịch nhất trong khu vực, với 23 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia trong nửa đầu năm 2021. Bloomberg cho rằng quốc gia này đang “đi đúng hướng trong một năm kỷ lục”, với mốc son là đợt IPO trị giá 1,5 tỷ USD của công ty thương mại điện tử Bukalapak.com trong tháng 7 – trở thành đợt niêm yết lớn nhất trong một thập kỷ qua. Tuy nhiên, tính theo số tiền huy động được trong 6 tháng đầu năm, Indonesia chỉ đứng thứ 3 trong khu vực với 503 triệu USD.

Quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á trong các thương vụ IPO nửa đầu năm nay là Thái Lan, với 2,8 tỷ USD, chiếm 57% tổng lượng vốn huy động được của khu vực. Điều này được thúc đẩy bởi đợt niêm yết của PTT Oil and Retail Business PCL, một đơn vị thuộc công ty dầu khí nhà nước PTT, cũng như của công ty cho vay tài chính vi mô Ngern Tid Lor PCL.

Đứng thứ 2 là các doanh nghiệp Philippines, với tổng mức vốn huy động được là 1,3 tỷ USD.

Ba lĩnh vực huy động vốn hàng đầu thông qua IPO là dầu khí, thực phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, chủ yếu là do hai đợt IPO lớn ở Thái Lan và của công ty thực phẩm Monde Nissin Corp ở Philippines, với mỗi đợt huy động được khoảng 1 tỷ USD.

Khoảng 1/3 các công ty mới niêm yết cho biết sẽ sử dụng một phần số tiền huy động được để trả nợ hoặc trả các khoản vay, tăng mạnh so với mức dưới 5% trong cùng kỳ năm ngoái và 19% vào năm 2019.

Bloomberg cho biết các công ty Đông Nam Á đang sẵn sàng tiếp tục phát hành trái phiếu, sau khi việc này bị làn sóng bùng phát của đại dịch COVID-19 làm gián đoạn vào năm ngoái. Trong 6 tháng đầu năm 2021, 84,2 tỷ USD đã được phát hành bằng trái phiếu doanh nghiệp, trong đó Malaysia chiếm 1/3 trên tổng số.

Ông Vatsan Sudersan, người đứng đầu khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Bloomberg nói rằng đã có ít vụ vỡ nợ trái phiếu hơn, nhờ các biện pháp hỗ trợ của chính phủ đã giúp các doanh nghiệp vượt qua tình trạng suy giảm thanh khoản.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Bloomberg)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai

Ngoài nâng cao chế độ lương, thưởng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã quan tâm hơn đến việc cải thiện môi trường làm việc và xây dựng các công trình phúc lợi giúp người lao động (NLĐ) yên tâm cống hiến, gắn bó lâu dài với DN.

Khi doanh nghiệp là ngôi nhà thứ hai
TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN:
Để không có vùng trắng tín dụng

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng nói riêng và các dịch vụ tài chính nói chung sẽ góp phần nâng cao năng lực của toàn xã hội, nhất là người yếu thế.

Để không có vùng trắng tín dụng
Return to top