Thế giới

Các nhà tài trợ tăng cường đóng góp cho hệ thống giáo dục

ClockThứ Năm, 08/02/2018 18:57
TTH - Tại hội nghị quốc tế diễn ra ở thủ đô Dakar (Senegal), các nhà tài trợ thuộc tổ chức Đối tác toàn cầu về giáo dục (GPE) tuyên bố sẽ tăng thêm 1 tỷ USD để hỗ trợ giáo dục cho các nước đang phát triển, với cam kết sẽ đẩy mạnh quá trình đạt được mục tiêu của GPE là tăng nguồn quỹ hỗ trợ lên khoảng 2 tỷ USD/ năm và kéo dài đến năm 2020 nhằm đạt được những thành tựu về giáo dục trên quy mô lớn.

Bộ GD-ĐT chính thức công bố Dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông mớiCải cách giáo dục châu Á tác động đến hệ thống giáo dục toàn cầuBộ Giáo dục yêu cầu toàn ngành khắc phục bệnh thành tíchNgành giáo dục đã làm được gì trong năm qua?Đổi mới giáo dục phổ thông: Sức ỳ lớn từ giáo viên?

Cuộc chiến giáo dục là mẹ của các cuộc chiến. Ảnh:Global Partnership for Education

Tổ chức GPE được thành lập từ năm 2002, với nhiệm vụ chính là tăng cường hệ thống giáo dục ở các nước đang phát triển. Trong suốt thời gian hoạt động, GPE đã thông qua mục tiêu phát triển bền vững về việc đảm bảo giáo dục có chất lượng một cách công bằng, hiệu quả (SDG 4), đồng thời nhấn mạnh giáo dục chính là trọng tâm để đạt được tất cả 17 SDGs.

Với sự tham gia của hơn 1.200 quan chức đến từ các cơ quan thuộc Liên Hợp Quốc, các ngân hàng phát triển đa phương... Những nhà tài trợ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới cam kết sẽ tài trợ tổng cộng 2,3 tỷ USD để hỗ trợ giáo dục giai đoạn 2018 – 2020, bên cạnh khoản hỗ trợ có trị giá vào khoảng 1,3 tỷ USD đã được đóng góp trong ba năm trước. Trong đó, các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (AUE) và Cộng hòa Senegal chính thức trở thành những nhà tài trợ Ả Rập và châu Phi đầu tiên của GPA với mức đóng góp tương ứng vào khoảng 100 triệu USD và 2 triệu USD. Ngoài ra, phía Canada cũng tăng gấp đôi khoản hỗ trợ lên thành 143,5 triệu USD, cùng lúc Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhấn mạnh rằng nước này sẽ tập trung thúc đẩy giáo dục cho trẻ em gái và tin tưởng chất lượng giáo dục cao sẽ thúc đẩy một thế giới bình đẳng, hòa bình và thịnh vượng hơn.

Trong giai đoạn 2018 – 2020, GPE sẽ triển khai mọi nỗ lực nhằm tạo điều kiện thuận lợi giúp 19 triệu trẻ em tốt nghiệp xong bậc tiểu học và 6,6 triệu trẻ em khác hoàn thành bậc giáo dục trung học, trong đó tập trung chú ý đến các trẻ em tại khu vực thường xuyên xảy ra xung đột.

Trước đó, vào tháng 12/2017, UNESCO cho biết tỷ lệ biết chữ của trẻ em tại nhiều quốc gia trên thế giới đã được cải thiện đáng kể. Theo kết quả có được từ nghiên cứu về đọc hiểu Quốc tế Progress in International Reading Literacy Study (PIRLS), ước tính 96% trong tổng số các học sinh lớp bốn tại 60 hệ thống giáo dục trên thế giới đã đạt được trình độ đọc đúng theo chuẩn quốc tế. Ngoài ra, khả năng đọc tốt của học sinh nữ cũng được ghi nhận là cao hơn nam.

Nhằm đẩy mạnh hiệu quả của giáo dục, UNESCO nhấn mạnh tập trung đào tạo tốt trẻ em từ cấp học mầm non là hoàn toàn cần thiết, đồng thời sự hỗ trợ từ những hệ thống nghiên cứu hiệu quả, chính xác như PIRLS cũng cần được đầu tư thực hiện thường xuyên để quản lý chặt chẽ tình hình tiến bộ của học sinh, từ đó hướng đến đạt được những thành quả tích cực hơn trên cơ sở của mục tiêu phát triển bền vững SDG 4.

Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục, Tổng thống Senegal Macky Sall khẳng định: “Cuộc chiến giáo dục là mẹ của các cuộc chiến”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ IISD)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng: Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt

Chỉ rõ 5 yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập, cùng 3 nội dung cần đặc biệt lưu ý để tiếp tục đổi mới giáo dục và đào tạo theo chủ trương của Đảng, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khát vọng đột phá để đưa nền giáo dục và đào tạo nước ta theo kịp, ngang tầm các nước phát triển càng sớm càng tốt.

Thủ tướng Đưa giáo dục và đào tạo Việt Nam theo kịp các nước phát triển càng sớm càng tốt
Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập

Thành phố Huế hiện có khá nhiều trường mầm non ngoài công lập và cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) độc lập. Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở các cơ sở GDMN ngoài công lập, UBND TP. Huế triển khai nhiều giải pháp góp phần đáp ứng nhu cầu của phụ huynh học sinh cũng như thực hiện mục tiêu phổ cập GDMN cho trẻ 5 tuổi.

Nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở mầm non ngoài công lập
Return to top