ClockThứ Năm, 28/12/2017 14:02

Ngành giáo dục đã làm được gì trong năm qua?

Năm 2017, ngành Giáo dục đưa ra 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 nhóm giải pháp cơ bản thực hiện trong từng năm, từng giai đoạn. Vậy những nhiệm vụ và giải pháp này đã thực hiện như thế nào trong năm qua?

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ: Các thầy cô giáo là nhân tố quyết định thành công đổi mới giáo dụcĐơn giản hóa 30 TTHC ngành Giáo dục và Đào tạoQuan tâm công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục

Niềm vui của học sinh khi làm được bài thi THPT quốc gia

Kết quả thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ:

1. Hoàn thành xây dựng bộ chuẩn quy hoạch mạng lưới

Hoàn thành xây dựng bộ chuẩn quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông cấp tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ.

Cũng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu, xây dựng, ban hành theo thẩm quyền các tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông phục vụ công tác quản lý nhà nước của Bộ và công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương.

Rà soát, xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình phát triển các trường sư phạm (Chương trình ETEP) xây dựng.

Hoàn thành dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường đại học, trình Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII và Luật quy hoạch vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4.

Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục để phù hợp với Luật quy hoạch và thực tiễn phát triển giáo dục thời gian qua vào dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục.

2. Thành lập Ban chỉ đạo đổi mới bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo

Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học và các trường cao đẳng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2018-2025, định hướng 2030.

Thành lập Ban Chỉ đạo đổi mới đào tạo bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn, chức danh, vị trí việc làm viên chức ngành Giáo dục; quy định điều kiện, nội dung, hình thức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục đại học công lập; chỉ đạo thực hiện chủ trương không điều chuyển giáo viên phổ thông dôi dư sang dạy mầm non khi chưa qua đào tạo...

Yêu cầu đào tạo sư phạm phải gắn kết với nhu cầu sử dụng và đảm bảo chất lượng để phục vụ cho việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông. Kiểm tra, rà soát điều kiện đảm bảo chất lượng của các ngành đang đào tạo, kiên quyết dừng tuyển sinh các ngành mà nhu cầu nhân lực đã bão hòa, các ngành không đáp ứng được các điều kiện đảm bảo chất lượng.

Xây dựng khung chương trình đào tạo sư phạm thống nhất trong toàn quốc, đáp ứng chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia của Việt Nam và có tính liên thông giữa các trình độ đào tạo.

3. Trình Thủ tướng đề án giáo dục hướng nghiệp

Đánh giá tình hình triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường THCS, THPT đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp.

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông.

4. Điều chỉnh đề án ngoại ngữ 2020

Bộ GD&ĐT đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định Phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025.

Ban hành quy chế thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực 6 bậc dùng cho Việt Nam; tiếp tục triển khai dạy học chương trình tiếng Anh 10 năm và tiếng Anh tăng cường.

5. Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý

Bộ GD&ĐT đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy - học đến năm 2020, xác định các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành Giáo dục.

6. Hoàn thiện để trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ

Triển khai Nghị quyết số 77 của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017 , đến nay, đã có 23 cơ sở giáo dục đại học công lập được thí điểm tự chủ.

Trên cơ sở tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP và triển khai Nghị quyết số 19-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 6, khóa XII, Bộ đang hoàn thiện để trình Chính phủ Nghị định quy định về cơ chế tự chủ của cơ sở giáo dục đại học công lập.

7. Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài

Trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 73/2012/NĐ-CP về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài; trình Thủ tướng Chính phủ đề án quốc tế hóa giáo dục đại học;

Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã ký kết 50 thỏa thuận, biên bản ghi nhớ cấp Chính phủ và cấp Bộ; các trường đại học, trung học và các doanh nghiệp trong lĩnh vực giáo dục của Việt Nam đã ký nhiều bản ghi nhớ hợp tác, tăng cường trao đổi với các đối tác có nền giáo dục phát triển.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chỉ đạo bãi bỏ hàng trăm thủ tục rườm rà

8. Đảm bảo cơ sở vật chất cho giáo dục phổ thông

Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông.

Lộ trình thực hiện Đề án được xây dựng đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương và đồng bộ với lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới; hướng dẫn thực hiện các thủ tục đầu tư các công trình thuộc danh mục Đề án kiên cố hóa 2014-2015.

9. Siết chặt chất lượng đào tạo tiến sĩ

Bộ đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, Đề án nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế giai đoạn 2017 - 2025;

Ban hành một số văn bản để nâng cao chất lượng giáo dục đại học như quy định về mở ngành đào tạo đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, liên kết đào tạo, đào tạo liên thông, quy chế đào tạo từ xa, quy chế đào tạo tiến sĩ;

Từng bước điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.

Trên cơ sở khảo sát, dự báo về nhu cầu đào tạo, các trường đã có sự điều chỉnh về cơ cấu ngành nghề;

Kết quả thực hiện 05 nhóm giải pháp cơ bản

1. Bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính rườm rà

Năm 2017, Bộ GD&ĐT đã trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 69 văn bản thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo.

Tập trung triển khai thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính theo Quyết định số 225 của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch cải cách thủ tục hành chính giai đoạn 2016 - 2020.

Năm 2017, Bộ đã rà soát 199 thủ tục hành chính, trong đó đơn giản hóa đối với 85 thủ tục, bãi bỏ 24 thủ tục, tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

Đã tiến hành thanh tra hành chính tại một số đơn vị thuộc bộ, trực thuộc Bộ. Qua thanh tra đã phát hiện, lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính đối với một số cơ sở giáo dục vi phạm về lạm thu, dạy thêm học thêm, chế độ chính sách đối với nhà giáo, người lao động.

2. Bồi dưỡng hơn 11 nghìn cán bộ quản lý giáo dục

Năm 2017 đã tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý gắn với hoạt động đổi mới giáo dục cho hơn 11.116 cán bộ quản lý giáo dục.

Đồng thời, triển khai hoàn thiện chuẩn hiệu trưởng trường mầm non, phổ thông và các chuẩn/khung năng lực hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường đại học, cán bộ quản lý sở, phòng GD&ĐT; nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các chương trình bồi dưỡng nhà giáo, cán bộ quản lý.

Các địa phương đã thực hiện điều chỉnh, sắp xếp lại bộ máy, nhân sự của các cơ quan quản lý giáo dục các cấp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả hơn.

3. Tăng thu sự nghiệp lên hơn 30 nghìn tỷ đồng

Tổng mức thu sự nghiệp của cơ sở GD&ĐT địa phương năm 2017 dự kiến là 30.380 tỷ đồng, tăng khoảng 1,6% so với thực hiện năm 2016.

Việc cho phép mức thu học phí cao hơn so với mức quy định chung đối với các trường đại học đã tạo điều kiện cho các trường tăng thêm nguồn thu để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị học tập và nghiên cứu khoa học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Công tác phân bổ ngân sách đã được chỉ đạo quyết liệt theo tinh thần Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2017 của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ dự toán chi ngân sách nhà nước, nhất là kinh phí họp, hội nghị, hội thảo, tiếp khách, đi công tác trong nước, nước ngoài, lễ hội theo tinh thần triệt để tiết kiệm .

Thực hiện Nghị quyết số 70/NQ-CP ngày 03/8/2017, Bộ GDĐT đã thành lập tổ công tác đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án của Bộ.

4. Đổi mới thi theo đánh giá năng lực

Chỉ đạo các sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2017 được các địa phương, các cơ sở giáo dục đại học phối hợp chuẩn bị kỹ lưỡng và tổ chức thành công.

Bộ GD&ĐT đã ban hành quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học và chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng tiếp cận xu hướng mới của Mạng lưới đảm bảo chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN-QA).

Chỉ đạo các Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục triển khai việc thẩm định và xác nhận các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục đại học một cách độc lập và công bố thông tin cho toàn xã hội được biết.

Tính đến tháng 11/2017, đã có 246 cơ sở giáo dục đại học và trường cao đẳng, trung cấp sư phạm hoàn thành báo cáo tự đánh giá, 79 trường đã được đánh giá ngoài, 51 trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng; 07 chương trình đào tạo giáo dục đại học được đánh giá ngoài và công nhận bởi các tổ chức kiểm định trong nước; 92 chương trình đào tạo được đánh giá và công nhận bới các tổ chức kiểm định nước ngoài;

04 trường đại học đã được được Hội đồng cấp cao đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học (HCERES) của Pháp công nhận đạt chuẩn kiểm định trường đại học; 02 trường được đánh giá theo tiêu chuẩn của AUN-QA. Một số trường đại học của Việt Nam cũng đã tham gia đánh giá và được công nhận xếp hạng theo chuẩn QS, trong đó có 05 trường có tên trong danh sách những trường top đầu của Châu Á, 03 trường được gắn 3 sao bởi QS-Stars.

5. Đẩy mạnh tuyên truyền gương người tốt, việc tốt

Công tác truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh. Các địa phương, cơ sở giáo dục đã quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho công tác truyền thông giáo dục, tất cả các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục đại học đã thành lập bộ phận truyền thông hoặc cử cán bộ chuyên trách.

Đẩy mạnh truyền thông về các gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, đổi mới, sáng tạo nhằm lan tỏa, khích lệ, động viên các thầy cô giáo, các em học sinh thi đua dạy tốt, học tốt.

Theo Dân trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành giáo dục phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc

Trước những thiệt hại mà đồng bào miền Bắc đang phải đối mặt, đặc biệt là thầy cô giáo và học sinh tại những vùng bị ảnh hưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cùng Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh đã tổ chức phát động quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi).

Ngành giáo dục phát động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc
Xứng đáng “lá cờ đầu” ngành giáo dục

Trường THCS Phú Diên (Phú Vang) nhiều năm liền là “lá cờ đầu” của khối THCS trên toàn huyện. Năm học 2023-2024, Trường THCS Phú Diên đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua.

Xứng đáng “lá cờ đầu” ngành giáo dục
Nâng cao hiệu quả quản lý đối với giáo dục mầm non

Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước đối với giáo dục mầm non (GDMN); củng cố, phát triển mạng lưới trường, lớp; xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm; huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển GDMN… là những nhiệm vụ được Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đặt ra tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 đối với GDMN diễn ra ngày 16/8.

Nâng cao hiệu quả quản lý đối với giáo dục mầm non
Ba yếu tố để làm tốt bài thi đánh giá năng lực

Thời tôi đi học, mấy chục năm về trước, cánh cửa đại học chỉ duy nhất có một kỳ thi tuyển vào đại học, diễn ra trong 3 buổi thi căng thẳng giữa trưa hè nóng bức. 12 năm học hành “đánh cược” vào một kỳ thi. Đối với nhiều người, rớt đại học được xem là nỗi buồn nhất của cả cuộc đời, bởi vì hoàn cảnh và bao lý do khác chen ngang, họ không thể nào “đợi đến sang năm”.

Ba yếu tố để làm tốt bài thi đánh giá năng lực

TIN MỚI

Return to top