Thế giới

Các nước triển khai chính sách kinh tế khi dịch COVID-19 vẫn phức tạp

ClockChủ Nhật, 08/03/2020 19:57
TTH - Theo hãng tin Reuters, các nhà hoạch định chính sách đã và đang thực hiện hàng loạt các biện pháp đối phó với tình trạng giảm tăng trưởng gây nên do dịch COVID-19.

Dịch COVID-19: Thực hiện nghiêm việc cách ly - Quyền lợi đi đôi với trách nhiệmCách giúp người lớn và trẻ em vượt qua sự căng thẳng COVID-19

 Trong đó, chuỗi những hành động cải cách bao gồm cắt giảm lãi suất khẩn cấp và cam kết triển khai mọi biện pháp trong trường hợp tình hình xấu đi...

 Các nước nỗ lực chống lại ảnh hưởng của dịch COVID-19 lên nền kinh tế. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Tuyên giáo

Dưới đây là danh sách một số nền kinh tế lớn trên thế giới và kế hoạch hành động phản ứng với dịch COVID-19:

Mỹ

Lần đầu tiên kể từ giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng tài chính hồi năm 2008, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ mới đây đã cắt giảm ½ lãi suất. Thêm vào đó, Hạ viện Mỹ cũng phê duyệt một dự luật trị giá 8,3 tỷ USD nhằm đối phó với virus COVID-19 và phát triển vaccine mới cho căn bệnh này. Dự luật được Hạ viện gửi đến Thượng viện để xin ý kiến cuối cùng.

Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã dành 15,9 tỷ USD để đối phó với COVID-19. Cụ thể, Bắc Kinh đã tăng cường hỗ trợ cho những khu vực bị ảnh hưởng bởi virus, đồng thời ngân hàng trung ương nước này cũng cắt giảm một số lãi suất chính bao gồm lãi suất cho vay chuẩn và kêu gọi các ngân hàng cho vay với mức lãi thấp, cũng như hỗ trợ thanh toán khoản vay cho các công ty bị lỗ.

Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Haruhiko Kuroda đã cam kết bơm thêm thanh khoản vào thị trường và đẩy mạnh mua tài sản. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản cũng thực hiện các bước đảm bảo doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi dịch không đối mặt với nguy cơ phải siết chặt tài chính trước khi năm tài khóa kết thúc vào tháng 3/2020. Hiện chính phủ đã sẵn sàng triển khai kích thích tài khóa để bảo vệ nền kinh tế khỏi tác động của dịch COVID-19.

Châu Âu và Anh

Liên minh châu Âu (EU) cho biết, khả năng hình thức kích thích phối hợp sẽ được triển khai nếu các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Thống đốc sắp nhậm chức của Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey nhận định, hiện vẫn nên đợi kết quả rõ ràng hơn về ảnh hưởng của dịch đến kinh tế đất nước trước khi đưa ra bất kỳ hành động vội vã nào.

Bên cạnh một số quốc gia kể trên, nhiều nước khác cũng sẵn sàng mở gói kích thích tài khóa để vực lại nền kinh tế, hay ít nhất là duy trì đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách

Nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo bền vững; đối tượng chính sách ổn định cuộc sống hơn nhờ vào nguồn vốn vay tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quảng Điền.

Ổn định cuộc sống nhờ nguồn vốn vay chính sách
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Return to top