Thế giới
ĐÔNG NAM Á:

Các trung tâm du lịch tiếp tục nới lỏng hạn chế đi lại

ClockThứ Bảy, 26/03/2022 10:18
TTH - Từ Bali (Indonesia) cho đến Bangkok (Thái Lan), các trung tâm du lịch của khu vực Đông Nam Á đang tiếp tục mở cửa trở lại, gỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, nhằm thu hút nhiều du khách hơn, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng ở các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch trong khu vực.

UNWTO: Du lịch thế giới sẽ không trở lại mức trước đại dịch cho đến năm 2024Thế giới đón một Giáng sinh khác trong đại dịchDưới áp lực tái mở cửa, nhiều hạn chế du lịch nghiêm ngặt nhất thế giới dần được nới lỏng

Khách du lịch tham quan thủ đô Bangkok, Thái Lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Mở cửa trở lại hơn nữa

Bắt đầu từ ngày 1/4 tới đây, Thái Lan sẽ nới lỏng hơn nữa các quy định nhập cảnh đối với những du khách đã được tiêm phòng. Khách du lịch nước ngoài sẽ không cần phải có chứng nhận âm tính với COVID-19 được cấp trong vòng 72 giờ đồng hồ trước thời điểm khởi hành chuyến bay. Tuy nhiên, họ sẽ phải tiến hành xét nghiệm RT-PCR khi đến, và xét nghiệm nhanh vào ngày thứ 5 sau khi nhập cảnh.

Philippines và Malaysia từ ngày 1/4 cũng sẽ cho phép nhập cảnh miễn cách ly đối với tất cả những du khách đã được tiêm phòng đầy đủ.

Từ ngày 15/3 vừa qua, Việt Nam đã chào đón du khách nước ngoài cùng chính sách mở cửa du lịch hoàn toàn, sau 2 năm đóng cửa biên giới, trong nỗ lực nhằm khôi phục hoạt động du lịch trong điều kiện bình thường mới. Theo Hãng Thông tấn Khmer Times, Campuchia đã gỡ bỏ các yêu cầu xét nghiệm trước khi khởi hành, cũng như xét nghiệm khi đến.

Trong một động thái tương tự, Indonesia từ ngày 22/3 đã quyết định gỡ bỏ tất cả các yêu cầu cách ly đối với du khách nước ngoài, 2 năm sau khi quốc gia này áp đặt các biện pháp hạn chế biên giới nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch COVID-19.

Thông báo về quyết định này, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Indonesia, ông Sandiaga Uno bày tỏ hy vọng, việc nới lỏng các biện pháp hạn chế đi lại sẽ thúc đẩy số lượng khách du lịch nước ngoài đến quốc gia này lên hơn 3 triệu người trong năm 2022.

Trong một cuộc phỏng vấn với Tờ Reuters, ông Sandiaga Uno cho biết: “Khi đại dịch được kiểm soát tốt hơn…, chúng tôi thông báo rằng, chính sách miễn cách ly đã được mở rộng trên khắp Indonesia”. Tuyên bố được đưa ra sau khi Indonesia đã thực hiện thành công thử nghiệm miễn cách ly đối với du khách đến Bali, cũng như các đảo Batam và Bintan. Cũng theo Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế Indonesia, khách du lịch nước ngoài vẫn được yêu cầu có kết quả xét nghiệm PCR âm tính trước khi nhập cảnh.

Tạp chí Bloomberg lưu ý thêm, số ca nhiễm COVID-19 đã giảm bớt ở những quốc gia, như Philippines và Indonesia...; bên cạnh đó, tin tốt là tỷ lệ tiêm chủng đang được cải thiện trên toàn khu vực, cho phép mở cửa trở lại hơn nữa. Tại Singapore, mục tiêu là mở cửa cho tất cả những khách du lịch đã được tiêm phòng đầy đủ càng sớm càng tốt, như một phần của nỗ lực nhằm khôi phục lượng khách du lịch trong năm nay, lên ít nhất 50% mức trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Bước đi quan trọng cho sự phục hồi kinh tế

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), du lịch chiếm 12,1% sản lượng kinh tế của khu vực Đông Nam Á; đồng thời sử dụng 42 triệu lao động, chủ yếu là phụ nữ làm việc cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong năm 2019. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đã giảm 82% trong năm 2020 so với năm 2019, trong khi du lịch nội địa bị giới hạn bởi các biện pháp hạn chế đi lại và hoạt động kinh tế thu hẹp. Đóng góp của ngành này vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực đã giảm 53% vào năm 2020.

Đại dịch COVID-19 đã xóa sổ 9,3 triệu việc làm ở Đông Nam Á, trong bối cảnh các đợt phong tỏa ảnh hưởng đến những động cơ tăng trưởng truyền thống của khu vực, chẳng hạn như lĩnh vực khách sạn và du lịch. Điều này đã đẩy 4,7 triệu người vào tình trạng nghèo đói cùng cực vào năm ngoái. Bên cạnh đó, bất bình đẳng cũng mở rộng khi các biện pháp hạn chế đi lại ảnh hưởng nặng nề nhất đến lĩnh vực bán lẻ và lĩnh vực phi chính thức, những lĩnh vực mà phụ nữ, lao động trẻ tuổi và lao động phổ thông thường được tuyển dụng.

Mặc dù vậy, ADB cho rằng, “chồi xanh” đang xuất hiện, khi có gần 60% dân số Đông Nam Á đã được tiêm phòng và hoạt động đi lại cũng đang được phục hồi. Theo đó, GDP được dự báo sẽ tăng 5,1% trong năm nay, mặc dù làn sóng lây nhiễm từ biến thể Omicron có thể làm giảm con số này tới 0,8 điểm phần trăm.

Qua đó, tổ chức này nhấn mạnh, trang bị cho các doanh nghiệp nhỏ những công cụ kỹ thuật số, và cung cấp đào tạo kỹ năng cho người lao động sẽ đảm bảo họ không bị bỏ lại phía sau trong trạng thái bình thường mới của công việc. Ngoài ra, tăng cường chi tiêu cho y tế lên mức 5% GDP, từ mức 3% được ghi nhận trong năm 2021, cũng sẽ cải thiện việc giám sát dịch bệnh, đồng thời bổ sung thêm 1,5 điểm phần trăm vào tăng trưởng.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Bloomberg & The Diplomat)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Đơn vị chuyên tour châu âu Miền Bắc

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
80% du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025

Nền tảng tìm kiếm thông tin du lịch Skyscanner vừa công bố một báo cáo mới tiết lộ xu hướng du lịch năm 2025 tại châu Á - Thái Bình Dương (APAC), trong đó nổi bật là các vấn đề về xu hướng du lịch, chi tiêu cho du lịch, sở thích về điểm đến, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong du lịch và du lịch bền vững.

80 du khách APAC tiếp tục ưu tiên du lịch và chi tiêu cho du lịch trong năm 2025
Thất vọng & để hy vọng…

Trong một tương lai gần, đi dưới tán rừng Bạch Mã, du khách sẽ được chiêm ngắm, được hít căng lồng ngực mùi hương nồng nàn tỏa ra từ những nhánh lan rừng đang bung nở, đang đong đưa đùa vui với nắng, với gió. Hy vọng sẽ là vậy…

Thất vọng  để hy vọng…
Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản

Du lịch là ngành công nghiệp, dĩ nhiên trước hết mang lại lợi nhuận, đóng góp lớn trong ngành kinh tế của tỉnh. Song hành với đó cũng là quảng bá các di sản thiên nhiên, văn hóa, di sản của tiền nhân để lại. Đây cũng là cách quảng bá cho một vùng đất tươi đẹp, thân thiện, giàu tri thức và tiềm năng đến với cả nước và thế giới.

Du lịch đồng hành cùng văn hóa di sản
Return to top