Thế giới

Campuchia đặt mục tiêu thu hút 700.000 khách du lịch Việt Nam vào năm 2023

ClockThứ Bảy, 15/10/2022 09:11
TTH.VN - Với nỗ lực tăng lượng khách du lịch, Campuchia tuyên bố đặt mục tiêu thu hút 700.000 khách du lịch Việt Nam đến nước này vào năm 2023, sau đó tăng lên mốc 1 triệu khách vào năm 2024. Đồng thời, lãnh đạo hai bên cũng nhất trí tăng cường hơn nữa và mở rộng hợp tác du lịch để đạt được các mục tiêu chung.

AEM-54 thông qua Kế hoạch Hành động CLMV giai đoạn 2023-2024Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin thăm Việt NamCampuchia: Việt Nam đã và đang phát triển trên nhiều lĩnh vựcKhai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-CampuchiaCambodia Angkor Air nối lại chuyến bay đến Preah Sihanouk và Đà Nẵng

Du lịch Campuchia đang từng bước phục hồi và cần được đẩy mạnh hơn nữa. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Đây là quyết định được đưa ra trong cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Du lịch Campuchia Thong Khon và Đại sứ Việt Nam tại Campuchia Nguyễn Huy Tăng diễn ra tại Bộ Du lịch Campuchia vừa qua.

Theo đó, Bộ trưởng Thong Khon đã mong muốn Đại sứ Việt Nam giúp Campuchia đạt được mục tiêu thu hút 700.000 khách du lịch Việt Nam vào năm 2023, sau tăng lên đến mốc 1 triệu khách vào năm 2024.

Cho đến nay, Campuchia đã đón hơn 230.000 lượt khách du lịch Việt Nam đến nước này tham quan.

Bộ trưởng Thong Khon chia sẻ: “Trong bối cảnh thế giới vẫn chưa phục hồi sau dịch COVID-19, tình hình kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn, việc thúc đẩy du lịch với các nước láng giềng hoặc khu vực là điều quan trọng hàng đầu. Vì vậy, Campuchia và Việt Nam cần tăng cường nỗ lực để hợp tác hơn nữa trong lĩnh vực du lịch nhằm đẩy mạnh phong trào du lịch lẫn nhau bằng đường bộ, đường hàng không và đường thủy”.

Trong khuôn khổ cuộc gặp vừa qua, hai lãnh đạo cũng nhất trí thúc đẩy kết nối đường thủy tốt hơn, đặc biệt là từ cảng du lịch ở Phú Quốc đến cảng du lịch của tỉnh Kampot, trong đó cảng du lịch sẽ sẵn sàng khai trương trong quý II/2023.

“Về kết nối hàng không, hai bên đã thúc đẩy các chuyến bay kết nối giữa một số điểm du lịch, bao gồm Siem Reap - Phú Quốc, Sihanoukville - Hạ Long, Siem Reap - Hải Phòng và Siem Reap - Cần Thơ.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng đề nghị phía Việt Nam tiếp tục cấp học bổng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực du lịch để đáp ứng nhu cầu làm việc trong lĩnh vực. Trong thời gian qua, phía Việt Nam cũng đã cấp học bổng và các khóa học ngắn hạn cho sinh viên/thực tập sinh Campuchia theo học các chuyên ngành du lịch.

Hai bên nhất trí tăng cường trao đổi và thực hiện các chuyến thăm cấp nhà nước và tư nhân, đặc biệt là khu vực tư nhân bởi khu vực này là cơ quan quan trọng trong việc đưa khách du lịch đến hai nước. Ngoài ra, hai nước cũng sẽ khuyến khích tổ chức và cùng nhau tham gia nhiều sự kiện du lịch, qua đó góp phần quảng bá các điểm du lịch giữa Campuchia và Việt Nam.

Người phát ngôn Bộ Du lịch Campuchia Top Sopheak trả lời phóng viên báo Khmer Times rằng ngành du lịch Campuchia hiện đang trong giai đoạn phục hồi kể từ khi chính phủ mở cửa trở lại vào tháng 11/2021. Theo quan sát, dòng khách nước ngoài đã dần dần hồi sinh, song vẫn chưa đạt đến mức như sự hồi sinh được nhìn thấy của dòng khách nội địa.

Hiện Bộ Du lịch Campuchia đang khuyến khích đẩy mạnh du lịch nội địa thông qua quảng bá các điểm đến chính trong nước. Đối với khách du lịch quốc tế, do khả năng đi lại còn hạn chế, các thị trường lân cận như Việt Nam, Thái Lan và Lào được xem là các thị trường khách quan trọng của Campuchia.

“Để giúp du khách đến tham quan Campuchia dễ dàng hơn, chính phủ đã loại bỏ các rào cản không cần thiết, chẳng hạn như test PCR COVID-19, test nhanh và thẻ tiêm chủng. Quan trọng hơn cả, chính phủ Campuchia nỗ lực đảm bảo chất lượng dịch vụ tại cửa khẩu để không gây khó khăn cho du khách quốc tế”, Phát ngôn viên Top Sopheak cho hay.

Trong một thông tin có liên quan, hiện chính phủ Campuchia rất nghiêm túc trong việc thúc đẩy kết nối đường biển bằng cách mở cảng du lịch ở tỉnh Kompot vào cuối năm 2022.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết

Tối 21/12, tại Sân vận động Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, đội tuyển Việt Nam đã có trận đấu gặp đội tuyển Myanmar trong khuôn khổ bảng B, giải vô địch bóng đá Đông Nam Á (ASEAN Cup 2024). Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đến xem, cổ vũ và tặng hoa cho các cầu thủ.

Thắng đậm Myanmar 5-0, đội tuyển Việt Nam sẽ gặp Singapore ở bán kết
Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống

Chiều 18/12, tại Khách sạn Saigon Morin diễn ra Hội thảo khoa học Quốc gia “Phát huy giá trị âm nhạc truyền thống Huế trong phát triển văn hóa, du lịch” do Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các cơ quan liên quan tổ chức.

Phát triển văn hóa, du lịch Cố đô bằng âm nhạc truyền thống
Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét

Sáng 18/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành văn hóa, thể thao và du lịch với chủ đề: “Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc - Động lực phát triển Đất nước trong kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

Văn hóa, thể thao và du lịch năm 2024 đạt kết quả rõ nét
Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch

Huế có tiềm năng phát triển du lịch, nhưng vẫn còn hạn chế trong việc liên kết phát triển du lịch, nhất là kết nối giữa các điểm đến, kết nối điểm đến với doanh nghiệp lữ hành. Đây là điểm cần khắc phục để tăng sức hấp dẫn và tạo ra nhiều trải nghiệm thu hút khách.

Kết nối các tuyến, điểm phát triển du lịch
Return to top