Thế giới

Campuchia: RCEP là đại diện cho hội nhập toàn cầu và khu vực

ClockThứ Năm, 30/06/2022 17:07
TTH.VN - Định nghĩa cơ bản của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), một thỏa thuận thương mại tự do được thiết lập giữa 15 quốc gia được Bộ trưởng bên cạnh Thủ tướng, Tổng Thư ký Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC), ông Sok Chenda Sophea xác định là hội nhập.

Các hiệp định RCEP, FTA mang lại nhiều lợi ích cho CampuchiaTrung Quốc ủng hộ ASEAN đóng vai trò lớn hơn trong các vấn đề khu vựcRCEP và FTA hỗ trợ thu hút đầu tư nước ngoài vào Campuchia hậu đại dịchASEAN, Australia cùng quan hệ đối tác chiến lược toàn diệnCampuchia cam kết đẩy mạnh vai trò trung tâm của ASEAN

Hiệp định RCEP mang lại nhiều lợi ích cho các bên tham gia. Ảnh minh họa: THX/TTXVN/Vietnam+

Đây là nhận định được Bộ trưởng Sok Chenda Sophea tuyên bố tại hội thảo: “Mở rộng Hiệp định RCEP cho Doanh nghiệp Campuchia: Đối thoại 4 – Chương Đầu tư” do Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN – Đông Á (ERIA) và Tổng Thư ký CDC đồng tổ chức.

“RCEP là về sự hội nhập. Đó là về chủ nghĩa đa phương. Tôi rất vui khi có thể nhớ lại nguồn gốc của RCEP. Đó là một sáng kiến từ các nước ASEAN. ASEAN đã chuẩn bị một khuôn khổ phục hồi toàn diện. Trong khuôn khổ đó có 5 chiến lược rộng rãi, với thỏa thuận thứ 3 nhằm tối đa hóa tiềm năng của thị trường nội khối ASEAN và tiến đến hội nhập kinh tế sâu rộng hơn”, ông giải thích.

Nhắc lại cam kết của ASEAN và Campuchia đối với RCEP, ông Sophea cho rằng Campuchia là một quốc gia thành viên của ASEAN và hôm nay, ASEAN, bao gồm cả Campuchia cam kết kiên quyết thực hiện RCEP một cách suôn sẻ và hiệu quả. Bên cạnh đó, ông cũng kêu gọi khu vực tư nhân nghiên cứu các đặc điểm nổi bật của hiệp định vì lợi ích của các bên tham gia.

“Tôi kêu gọi khu vực tư nhân nhìn nhận và tận dụng hiệp định một cách tích cực. Bởi hiệp định RCEP chứa đựng những điều mới, những điều tuyệt vời cho tất cả chúng ta, cho cả Đông Á, các nền kinh tế phát triển và cả các nước có thu nhập trung bình”, ông Sophea nhấn mạnh.

Giải thích về nỗ lực mà Campuchia đã triển khai để thực hiện hiệp định, vị lãnh đạo cho biết Campuchia đã chuẩn bị cơ sở để thực hiện RCEP một cách suôn sẻ. Năm 2015, nước này đã thông qua Chính sách Phát triển Công nghiệp 2015 – 2025, hướng tới đa dạng hóa, thúc đẩy giá trị gia tăng và kỹ năng cao hơn.

Bên cạnh nhiều nỗ lực, ông Sophea cũng chỉ ra tầm quan trọng của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Trong đó, Campuchia đã rút ra bài học từ quá khứ, thừa nhận điểm yếu và xác định những chính sách, chiến lược nhằm mục đích cải thiện tình hình cho khu vực tư nhân để mang lại sức sống cho Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Return to top