Thế giới

Cần 5.400 - 6.400 tỷ USD/năm để đạt các Mục tiêu Phát triển Bền vững vào năm 2030

ClockThứ Năm, 21/09/2023 10:20
TTH - Theo Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD), chi phí để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) đầy tham vọng vào năm 2030 ước tính khoảng từ 5.400 – 6.400 tỷ USD/năm, tương đương từ 1.179 USD - 1.383 USD/người mỗi năm.

UNCTAD: Thương mại toàn cầu giảm tốc trong nửa cuối năm 2022, có nguy cơ kéo sang năm 2023UNCTAD: Những sai lầm về chính sách có thể gây ra suy thoái tồi tệ

 Chuyển đổi giáo dục được xem là một trong những mục tiêu hàng đầu để đạt được các SDG. Ảnh: Shutterstock

Nghiên cứu đánh giá 50 chỉ số SDG ở 90 quốc gia, chiếm 3/4 dân số toàn cầu. Phân tích cho thấy 48 nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt với sự thiếu hụt khoảng 337 tỷ USD/năm cho các chỉ số liên quan đến biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm.

Đáng chú ý, bình đẳng giới và đảm bảo an ninh lương thực đòi hỏi chi phí cao nhất, trong khi bảo trợ xã hội và tạo việc làm lại ít tốn kém nhất, mặc dù nó bao phủ nhiều mục tiêu quan trọng đối với cuộc sống con người.

Theo UNCTAD, việc tìm kiếm loại hình đầu tư này có thể sẽ vô cùng khó khăn đối với các quốc gia có nguồn lực hạn chế, nhưng giải pháp nằm ở việc phân bổ kinh phí cho các lĩnh vực xuyên suốt, chẳng hạn đầu tư cho giáo dục sẽ thúc đẩy bình đẳng giới, giảm nghèo và kích thích đổi mới để đạt được tiến bộ trong tất cả các SDG.

Sáu lĩnh vực chuyển đổi

Phân tích tập trung vào sáu “lộ trình” mang tính chuyển đổi để phát triển bền vững, bao gồm: bảo trợ xã hội và việc làm bền vững, chuyển đổi giáo dục, hệ thống lương thực, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và ô nhiễm, chuyển đổi năng lượng và số hóa toàn diện.

Nó bao gồm các chỉ số từ giảm phát thải khí nhà kính và tăng độ che phủ rừng được bảo vệ đến đảm bảo khả năng tiếp cận điện và internet toàn cầu, thúc đẩy xóa mù chữ, chống đói và giảm tử vong có thể phòng ngừa được.

Ngoài ra, UNCTAD cho biết có những thiếu sót lớn trong xu hướng chi tiêu quốc gia hướng tới sự bền vững. Khoảng cách lớn nhất là về số hóa toàn diện, ở mức 468 tỷ USD/năm. Việc thu hẹp khoảng cách này sẽ đòi hỏi chi tiêu hàng năm tăng 9%.

Ngược lại, lộ trình bảo trợ xã hội và việc làm bền vững lại có khoảng cách nhỏ nhất, ở mức 294 tỷ USD/năm, đòi hỏi mức chi tiêu hàng năm tăng 6%.

Báo cáo của UNCTAD cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải giải quyết cuộc khủng hoảng nợ toàn cầu khi hiện nay, khoảng 3,3 tỷ người đang sống ở các quốc gia phải chi trả lãi vay cao hơn là đầu tư cho các dịch vụ công thiết yếu như giáo dục và y tế.

Cơ hội

Bất chấp những khó khăn, dữ liệu cho thấy vẫn có nhiều cơ hội. Ví dụ, hành động nhanh chóng trên toàn cầu nhằm thu hẹp khoảng cách tài chính cho bình đẳng giới có thể giúp hầu hết trong số 48 nền kinh tế đang phát triển đáp ứng hơn 60% các chỉ số bình đẳng giới trong nghiên cứu.

Cũng theo phân tích, các quốc gia sẽ phải tốn khoảng 78 USD/người/năm để khắc phục tình trạng thiếu hụt chi tiêu hiện tại ở 48 nền kinh tế đang phát triển.

UNCTAD nhấn mạnh rằng trong bối cảnh thế giới chưa đạt được các SDG, những người ra quyết định cần khẩn trương ước tính chi phí chi tiết để định hướng cho các lựa chọn đầu tư và chi tiêu quốc gia.

Được xuất bản vào ngày 18/9 vừa qua khi các nhà lãnh đạo toàn cầu gặp nhau tại New York, Mỹ để tham dự Hội nghị thượng đỉnh SDG của LHQ, báo cáo đã kịp thời nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải hành động nhanh chóng và có mục tiêu để đạt được các SDG vào năm 2030.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ UN)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KỶ NIỆM 130 NĂM THÀNH LẬP BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ:
Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

Lễ Kỷ niệm 130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế được tổ chức trang trọng ngày 12/12. Tham dự có các UVTW Đảng: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Thị Hồng Lan; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các tỉnh thành, khách quốc tế…

Nhiều tập thể đón nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế

Thu ngân sách nhà nước trong 10 tháng đầu năm ước đạt 9.775 tỷ đồng, bằng 82,9% dự toán do HĐND giao là con số khá khiêm tốn so với mục tiêu phấn đấu đạt 12.700 tỷ đồng trong năm 2024 của UBND tỉnh. Tuy nhiên, từ đây đến cuối năm sẽ có một số dự án lớn đi vào hoạt động nên mục tiêu đạt kế hoạch thu ngân sách năm nay rất khả quan.

Song hành mục tiêu tăng thu và chống thất thu thuế
Return to top